Trò phô diễn của tự tánh năm Dakini Trí Huệ – Vào Đề |

Trò phô diễn của tự tánh năm Dakini Trí Huệ – Vào Đề

Tham khảo

Mọi lãnh vực giới hạn hay không giới hạn của hiện hữu. Dù thô dại hay vi tế, bất hạnh hay hạnh phúc, tầm thường hay cao cả đều nương dựa vào năm nguyên tố.  Chúng là căn để của mọi hiện tượng thanh tịnh và  không thanh tịnh (Phenomena ở  đây nghĩa là “ Pháp ” thuật ngữ Phật giáo).  Trọn khắp sinh tử và niết bàn, từ hạt phân tử đến côn trùng, con người, đồ vật và máy móc Tất cả đều đươc hình thành từ năm nguyên tố.

Các nguyên tố của hiện tượng có thể xem là sự phô diễn của Tâm Trí Huệ bí mật không phân chia, không ngăn ngại. Bản chất Tâm Trí Huệ Như Tấm Gương (Đại Viên Cảnh Trí) là : “ Tất cả mọi sự sinh khởi với tiềm năng ngăn ngại và không ngăn ngại ”.

Khi không nhận rõ bản tánh thanh tịnh của sự biểu lộ của phô diễn trí huệ. Chúng ta bám vào sự phản chiếu tự sinh khởi không thể nắm bắt của tâm vô ngại. Vì thế tánh không và sự quang minh bất khả phân hoàn toàn bị che ám . Từ đó phân chia những nguyên tố hiện tượng vốn không thể phân chủ thể và đối tượng. Ngay khi bị phân chia tất cả không còn tính thanh tịnh và trở thành chướng ngại.

Với sự phân chia. “ Tôi ” trở thành chủ thể và cái “ tôi tri giác ” trở thành đối tượng. Cho dù một hay nhiều, sống động hay vô tri, hữu tình hay vô tình. Vì trong sự phân chia này đã có sự chuyển động giữa chủ thể và đối tượng. 

Sự chuyển động này bắt đầu cho chiều hướng và thời gian. Giữa nhân duyên căn bản và nhân duyên phát sinh. Giữa khước từ và chấp nhận những hiện tượng yêu thích và chán ghét. Giữa ý định tốt và xấu. Giữa nghi ngờ và hy vọng. Chúng ta gọi sự chia chẻ này là tâm nhị nguyên và chính nó cũng là nguyên nhân của tất cả nghiệp tốt và  xấu.

Khi đã nhận biết bản tánh thanh tịnh biểu lộ của những phô diễn trí huệ bí mật vô tướng. Chúng ta sẽ rõ biết tinh túy bí mật thanh tịnh của những nguyên tố. Với sự nhận biết này. Không có chủ thể cũng không có đối tượng. Không khởi đầu và không kết thúc. Không có chiều hướng và không có thời gian. Không có nhân duyên căn bản và không có nhân duyên phát sinh. Thế nên không có nghiệp. 

Với sự nhận biết này. Chân lý tối hậu và chân lý tương đối, trở thành tánh giác hư không, trong sáng, bất nhị và không thể phân chia. Trong tánh giác hư không. Những hiện tượng tư do sinh khởi. Nhưng sự phô diễn của Tâm Trí Huệ không phải không có gì. Vì tâm giác ngộ tự do nhảy múa vô ngại với những hiện tượng. Tuy nhiên vẫn có tiềm năng ngăn cản những hiện tượng theo ý muốn như : Lựa chọn việc ăn hay không ăn…

Tâm giác ngộ phản chiếu bình đẳng tất cả năm trí huệ.  Nhưng vì vô minh qua vô số đời đã tạo ra những quan niệm và những thói quen của tác nghiệp. Vì thế, chúng ta bị che ám toàn diện phẩm tính sống động, vô ngại như tấm gương của Tâm Trí Huệ. 

Do tâm bình thường che ám. Cái ta được tạo ra từ những phạm trù trong sự bình đẳng. Với cái ta, những phạm trù bổng dưng có chất thể. Với sự sinh ra chất thể. Cái chết xuất hiện và với cái chết sẽ phát sinh đau khổ. Thân thể thuộc về nghiệp trì trệ và cũ mòn. Mọi chất thể khác khởi sinh là kết quả của những nguyên tố thô.

Vì sự bất lực trong những đời trước. Vì không nhận biết được tinh túy vô hình, bí mật của mọi chất thể. Chúng ta lạc lõng và khổ đau vì sự mòn cũ bên ngoài cộng với vô minh bên trong.  Cho dù chưa thể nhận biết lập tức tinh túy vô hình bí mật. Cũng đừng nên nghĩ nó ở rất xa. Tinh túy bí mật này lúc nào cũng hiện diện trong những nguyên tố thô và vi tế.

Thông thường chúng ta luôn tin rằng : Sự mê lầm sẽ được Tâm Trí Huệ không mê lầm rõ biết.  Thực ra, mê lầm chỉ được hiểu bởi tâm mê lầm bình thường. Tâm Trí Huệ không mê lầm lại không hề có bất kỳ quan niệm nào về mê lầm. Vì nó không có chủ thể hay đối tượng mê lầm.

Từ quan điểm tương đối của tâm bình thường. Tâm Trí Huệ không phân chia và bí mật như có vẻ được phân chia thành những nguyên tố bên ngoài và bên trong. Chúng biểu lộ từ cảm nhận vi tế và tự phân biệt sẽ tăng dần đến hình tướng thô dại rõ nét ; xuất hiện bên trong như : Thịt, máu, hơi nóng, hơi thở và thức. Bên ngoài như : Đất, nước, lửa, gió và không gian. Những biểu lộ bên trong và bên ngoài của những nguyên tố trong ngoài nối kết với nhau bằng những hoạt động như :

1- Hình tướng chất thể bên ngoài của đất và chất thể bên trong của thịt ; Nối kết với ăn. 2- Nước bên ngoài và máu bên trong ; Nối kết với uống. 3- Lửa bên ngoài của mặt trời và sự nóng ấm bên trong thân ; Nối kết với hấp thụ. 4- Không khí bên ngoài và hơi thở bên trong ; Nối kết với thở. 5- Không gian bên ngoài của bầu trời và không gian bên trong của tâm ; Nối kết bằng sự rỗng rang thanh tịnh.

Tất cả năm nguyên tố nương dựa và tương tác lẫn nhau trong từng nguyên tố. Từ đó cho phép chúng nối kết, hòa hợp và sáng tạo trò phô diễn vô cùng của hiện tượng. Như thế, những hiện tượng xuất hiện thấy được đối với tâm bình thường là do những nguyên tố không khí vi tế xuất hiện trong nguyên tố không gian cực vi tế.

Tất cả đều thanh nhẹ nên không thể thấy được sự tương hợp tương tác và bổ sung cho nhau. Nhiều nguyên tố không khí vi tế nhận thấy được do nghiệp hấp dẫn. Từ đó dẫn đến quan niệm nguyên tố không gian vi tế hơn của tâm bình thường phát sinh sự hòa hợp và chuyển động không thể tách rời. Hoạt động này tự động phát sinh sự ấm nóng vi tế và cũng là tinh chất của nguyên tố lửa vi tế. 

Khi nhiều nguyên tố lửa có chất thể và thấy được do nghiệp hấp dẫn đến nguyên tố không khí vi tế. Chúng tự hòa hợp và chuyển động cùng nhau không thể tách rời.  Hoạt động này làm phát sinh nguyên tố nước kém vi tế hơn. Nhiều nguyên tố nuớc có chất thể và thấy được do nghiệp hấp dẫn đến nguyên tố lửa vi tế. Chúng tự hòa hợp và chuyển động cùng nhau không thể tách rời. Những sự cọ xát này làm phát sinh nguyên tố đất có chất thể và nhận thấy được.

Khi chết tiến trình này đi ngược lại. Khi hình tướng chất thể của nguyên tố đất tan vào nguyên tố nước. Thân tái xanh và bất động.  Khi tính chất ướt của nguyên tố nước tan vào nguyên tố lửa. Thân trở nên khô. Khi hơi ấm của nguyên tố lửa tan vào nguyên tố không khí. Thân trở nên mát lạnh. Khi hơi thở của nguyên tố không khí tan vào nguyên tố không gian. Tâm trở về vô thức và cái chết xuất hiện.

Nếu chúng ta tin vào quan điểm hư vô cho rằng chúng ta sinh ra như một dịp may hay ngẫu nhiên. Từ đó nghĩ rằng những hiện tượng chấm dứt vào lúc chết hay vào lúc những hoàn cảnh (duyên) thay đổi. Thế nên, không còn gì để có thể nói về những hiện tượng mới nữa.

Nếu rơi vào quan điểm vĩnh cửu và tin vào một đấng sáng tạo không thể thấy được. Chúng ta nghĩ rằng mình đã nối kết với đấng sáng tạo vào lúc chết. Thế nên, chúng ta hoàn toàn lạc quan khi nói về việc đến thiên đường. 

Hoàn toàn sai lầm nếu nghĩ như những người theo thuyết hư vô rằng : “ Vào lúc chết, những nguyên tố vi tế sẽ tan biến mất cùng với cái thô dại ”.  Theo quan điểm Phật giáo : Khi những nguyên tố thô dừng chuyển động và năng lực bị suy giảm. Chúng sẽ tan vào nhau, một cách rất vi tế và tái xuất hiện như những nguyên tố bên ngoài và bên trong theo những lãnh vực khác nhau tùy thuộc vào nghiệp.

Như thế, chúng ta tiếp tục quay trong vòng sinh và tử không dứt. Cho đến khi nào nhận thức được tinh túy (bản thể) bí mật thanh tịnh nhất , tinh tế nhất của giác ngộ giống như đức Phật.

Bất cứ nơi nào có những nguyên tố không thanh tịnh và ngăn ngại bên ngoài và bên trong. Nơi ấy tinh túy bí mật thanh tịnh sẵn có và tràn ngập. Trong tất cả những nguyên tố thô và tế. Có thể tìm thấy cả những phẩm tính thanh tịnh và không thanh tịnh. Cái không thanh tịnh gần gũi hơn với hình tướng chất thể của những nguyên tố. Cái thanh tịnh gần gũi hơn với nguồn gốc không chất thể của chúng. 

Màu vàng sáng chói thuần khiết là màu tinh túy của đất. Màu trắng sáng chói thuần khiết là màu tinh túy của nước. Màu đỏ sáng chói thuần khiết là màu tinh túy của lửa. Màu lục sáng chói thuần khiết là màu tinh túy của không khí.  Màu xanh sáng chói thuần khiết là màu tinh túy của không gian.

Nguồn gốc không có chất thể của năm màu sáng chói biểu lộ là năng lực trí huệ bí mật không có chất thể của năm Phối Ngẫu Trí Huệ của năm vị Phật Trí Huệ.  Buddha Locana là Phối Ngẫu Trí Huệ tượng trưng cho đất. Mamaki là Phối Ngẫu Trí Huệ tượng trưng cho nước. Damdara-Vasini Là Phối Ngẫu Trí Huệ tượng trưng cho lửa. Samayatara là Phối Ngẫu Trí Huệ tượng trưng không khí. Dhatvisvari là Phối Ngẫu Trí Huệ tượng trưng không gian.

Dù tất cả mọi chúng sinh phát sinh từ tiềm năng trí huệ của những nguyên tố. Nhưng những tính chất che ám khác nhau là do những hậu quả nghiệp gây ra.  Chẳng hạn, bằng cảm giác. Những con sâu đất bị hấp dẫn đến đất. Vì trong những đời trước, thói quen của chúng là những hiện tượng của đất chiếm ưu thế.

Bằng xúc giác cá bị hấp dẫn đến nước. Vì trong những đời trước, thói quen của chúng là những hiện tượng của nước chiếm ưu thế.  Bằng cái nhìn sắc sảo. Những con kên kên bị hấp dẫn đến ánh sáng. Vì trong những đời trước của chúng là những hiện tượng lửa chiếm ưu thế.  Bằng cảm giác ngửi. Những con chó bị hấp dẫn đến không khí. Vì trong những đời trước thói quen của chúng là những hiện tượng không khí chiếm ưu thế.

Bằng thức. Một số hành giả bị hấp dẫn đến cái không có chất thể. Vì trong những đời trước, thói quen của họ là những hiện tượng không gian chiếm ưu thế, để nhận biết tất cả những hiện tượng là sự phô diễn ảo diệu không có chất thể.

Nếu chúng ta bám nắm chất thể với tất cả năm sự bám luyến. Đó là chúng ta đã tạo ra năm giác quan bình thường và những đối tượng của giác quan với tâm mê lầm có bản chất là nguyên tố thô. Vì chúng ta không bao giờ nhận biết những giác quan và những đối tượng là những biểu lộ như huyễn của những nguyên tố thô làm ngăn ngại. Cho nên chúng ta khước từ những đối tượng khó chịu và chấp nhận những đối tượng thích thú. Nên tốt trở thành xấu và vẫn còn khổ đau.

Bởi bám luyến vào sự thấy. Bướm đêm bị hấp dẫn đến ánh sáng đẹp đẽ của ngọn lửa  và chết trong lửa. Bởi bám luyến vào sự nghe. Nai dừng lại nghe tiếng huýt sáo đẹp đẽ của người thợ săn và chết vì mũi tên. Bởi bám luyến vào sự ngửi. Con bọ ngựa đực bị quyến rũ bởi con cái và chết vì bản năng ăn thịt đồng loại.  Bởi bám luyến vào vị . Cá bị hấp dẫn đến mồi ngon và chết vì lưỡi câu.  Bởi bám luyến vào xúc chạm. Voi bị hấp dẫn đến sự ấm áp của đầm lầy và chết vì bùn…

Sự vượt trội của những tiềm năng nghiệp đối với những nguyên tố khác nhau tạo ra sự vượt trội của những phiền não tương ứng. Ví dụ, những người có  khuynh hướng vượt trội đối với nguyên tố đất trong những đời trước. Có tính khí như đất liên hệ với phiền não vô minh. Với đặc tính nặng nề, cứng chắc và bất động.

Những người có khuynh hướng vượt trội với nguyên tố nước. Có tính khí lưu động liên hệ với phiền não tham. Có đặc tính chạy theo và luôn luôn thay đổi. Những người có khuynh hướng vượt trội đối với nguyên tố lửa. Có tính khí nóng nảy liên hệ với phiền não giận. Đặc tính bừng cháy và bạo lực, hủy hoại hay có tính khí sôi sục liên hệ với phiền não kiêu mạn. Với đặc tính là khăng khăng một chiều.

Những người có khuynh hướng vượt trội đối với nguyên tố không khí. Có đặc tính như gió liên hệ với phiền não ghen tị. Với đặc tính là bác bỏ do chấp thủ. Những người có khuynh hướng vượt trội đối với nguyên tố không gian. Có tính khí không tập trung liên hệ với phiền não vô minh. Đặc tính là sự trơ trơ căn bản. Tuy có mặt khắp nơi nhưng không thể sờ chạm.

Năm phiền não bao gồm trong ba phiền não: Tham, sân và si (vô minh). Chúng là nguồn gốc khổ đau của con người. Vì tham tạo ra yêu thích, bám nắm những hoàn cảnh đáng ưa. Yêu thích tạo ra giận vì muốn sở hữu, bám nắm.  Căn cứ cả hai cái này là vô minh , tối tăm. Vì lẫn lộn yêu thích và giận dữ bởi bám nắm.

Tôi có thể hiểu tại sao đức Phật bỏ ngai vàng, Tôi có thể hiểu tại sao đức Phật vất áo choàng nạm ngọc. Tôi có thể hiểu tại sao đức Phật khoác lên mình áo vải rách rưới. Ngài làm điều đó để dẫn dắt những chúng sinh thoát khỏi ba phiền não ; Phát sinh từ cái ta nguồn gốc của mọi khổ đau. Ngài làm điều đó để đạt giác ngộ, Đó là trạng thái vô ngã để vượt khỏi khổ đau.

Người có nghiệp tốt muốn đạt giác ngộ. Có thể sử dụng những phẩm tính tinh tế của họ một cách tự nhiên và tăng thêm sự trong sạch nội tại. Cho đến khi không cần nương dựa vào chất thể thô và nghiệp thô nữa. Do nhận biết những nguyên tố vi tế cố hữu nơi những nguyên tố thô. Chúng ta có thể hành động với những phương tiện thiện xảo.

Chẳng hạn, khi cười. Sự cử động của môi là biểu lộ thô bên ngoài biểu lộ sự vui vẻ vi tế tích cực bên trong. Khi trừng mắt, trán nhăn lại là biểu lộ thô bên ngoài của sự tức giận hay rối loạn tiêu cực vi tế bên trong. Đôi khi, những yếu tố vi tế của nụ cười lại không tích cực. Dù yếu tố thô miệng có cười, yếu tố vi tế đằng sau nụ cười là tiêu cực như lòng ham muốn của người câu nhử cá bằng mồi ngon để giết nó.

Đôi khi những yếu tố vi tế của sự trừng mắt lại không phải là tiêu cực. Phía sau những gai nhọn là đóa hoa đẹp đẽ và mềm mại lớn lên. Thế nên, chúng ta phải thông minh để nhận xét tính chất của cái không có hình thể. Từ đó sẽ có được sự tự tin làm thế nào sử dụng những yếu tố vi tế tích cực và tiêu cực.

Cái thấy được đối với người cao cả thì người bình thường không thể thấy. Cũng như cái có thể thấy với người thông minh thì người thiển cận không thể thấy.  Người thông minh có thể thấy trước tương lai bằng sự diễn dịch. Trong khi tương lai lại hoàn toàn mờ tối với người thiển cận. Cũng vậy, nhiều người kết luận Pháp là mê tín. Vì với họ không thể nhận ra sự sáng tỏ của Pháp.

Họ không thể nhận biết chỉ có thể xâm nhập từ những nguyên tố thô và tiếp thông với những nguyên tố vi tế bằng cách nương dựa vào tinh túy hay bản thể thanh tịnh bí mật của những nguyên tố. Nhờ sự nuơng dựa này, những bậc cao cả không bao giờ cạn kiệt năng lực tự nhiên thanh tịnh bí mật và tự tin vào trí huệ. Càng sử dụng không gian chứa đựng mọi nguyên tố. Những nguyên tố thô ngày càng trở nên vi tế và nhẹ. Cuối cùng, khi không còn tìm thấy bất cứ phẩm tính nào trong chất thể thô nữa. Lúc ấy được xem là sự giác ngộ.

Những hành giả giỏi có thể tịnh hóa những nguyên tố đất thô ở bên ngoài và bên trong.  Khi đã làm được điều này, những nguyên tố đất ở bên trong những kinh mạch thô trở thành nhẹ nhàng và thanh tịnh. Chúng trở về sự không chất thể không thể hủy hoại và sáng chói. Sự phân biệt giữa những quan niệm về nguyên tố đất ở bên ngoài và bên trong giảm thiểu đến độ được tịnh hóa thành tinh túy đồng nhất và khinh thanh không chất thể. Ngài Padmasambhava đã đạt đến trạng thái này. Vì thế được gọi là Thân Trí Huệ Kim Cương theo hệ thống Kim Cương thừa. Vì bản chất kim cương bất hoại. Không thể có trạng huống nào xâm nhập được.

Những hành giả giỏi có thể tịnh hóa những nguyên tố không khí thô ở bên ngoài và bên trong.  Khi đã làm được điều này, những nguyên tố không khí bên trong trở thành nhẹ nhàng và thanh tịnh hơn. Chúng không còn bị chướng ngại và trở về sự trong sáng. Sự phân biệt giữa những quan niệm về những nguyên tố không khí bên ngoài và bên trong giảm thiểu đến độ được tịnh hóa thành âm thanh đồng nhất kỳ diệu. Một số vị thánh thời xưa đã đạt đến trạng thái này.  Sự trong sáng thanh tịnh của âm thanh không còn bị rung động bởi những nguyên tố thô làm rạn nứt và không gì có thể ngăn ngại tiếng vang cùng khắp của nó. Vì thế được gọi là Bài Ca Trí Huệ Kim Cương.

Những hành giả giỏi có thể giảm thiểu tính nhị nguyên của tâm thức phân chia chủ thể bên trong và những hiện tượng khách thể bên ngoài. Khi đã làm điều này, những nguyên tố vi tế trở về sự bao la vô giới hạn. Chúng trở thành vô biên và sâu thẳm. Sự phân biệt giữa quan niệm nhị nguyên về những nguyên tố không gian bên ngoài và bên trong giảm thiểu đến độ được tịnh hóa thành khoảng không gian đồng nhất vô tận. Bấy giờ mọi sự trở nên không có bắt đầu và không có chấm dứt. Đây là tâm trí huệ Phổ Hiền (Samantabhadra) – Nguồn hiểu biết vô lượng vô biên. Trong trạng thái này, ảo tưởng nhị nguyên không thể làm hư hoại và làm lầm lạc.   Vì thế được gọi là Tâm Trí Huệ Kim Cương.

Theo hệ thống Mahasandhi (Đại Toàn Thiện), Phổ Hiền vượt khỏi những tính chất của những nguyên tố thanh tịnh hay bất tịnh. Những tính chất của Phổ Hiền bí mật một cách tự nhiên. Thậm chí một người cao cả cũng không thể thấy được. Những người cao cả cần hết sức tịnh hóa những nguyên tố thô đến từ tâm thức bị che chướng ; mới có thể nhận ra tinh túy bí mật tự hữu của ngài như Mandala. Chỉ lúc ấy mới có thể nhận được của những phẩm tính trí huệ của ngài. a

Những nguyên tố thô của những người cao cả đã được tịnh hóa ; qua sự nhận biết tinh túy thanh tịnh bí mật của chính họ. Họ có thể nhận biết rằng : Không có sự mâu thuẫn giữa các nguyên tố. Khi hoàn toàn hợp nhất với tinh túy thanh tịnh bí mật. Lúc ấy sẽ nhận ra tinh túy của họ vốn từ vô thủy đã là tinh túy của Phổ Hiền.  Cuối cùng, khi không còn bất kỳ nguyên tố thô nào nữa. Họ hoàn toàn hợp nhất với tinh túy thanh tịnh bí mật và trở thành Phổ Hiền. Đó là lý do Phổ Hiền hát :

Ôi Pháp diệu kỳ, Tinh túy bí mật tuyệt vời của tất cả chư Phật toàn hảo ; Trọn sinh từ vô sinh và trong khi sinh cũng không có sinh. Ôi Pháp diệu kỳ, Tinh túy bí mật tuyệt vời của tất cả chư Phật toàn hảo. Trọn đều diệt từ không diệt và trong khi diệt thì cũng không có diệt. Ôi Pháp diệu kỳ, Tinh túy bí mật tuyệt vời của tất cả chư Phật toàn hảo. Trọn đều hiện hữu từ không hiện hữu ; Và khi hiện hữu thì cũng không có sự hiện hữu. Ôi Pháp diệu kỳ, Tinh túy bí mật tuyệt vời của tất cả chư Phật toàn hảo. Trọn đều đến và đi từ không đến không đi, Và khi đến và đi thì cũng không có đến hay đi.

Đức Thinley Norbu Rinpoche

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung