Trò phô diễn của tự tánh năm Dakini Trí Huệ – Hiện tượng cá nhân và hiện tượng tổng thể |

Trò phô diễn của tự tánh năm Dakini Trí Huệ – Hiện tượng cá nhân và hiện tượng tổng thể

Tham khảo

“ Những sự vật không phải như chúng có vẻ thế ; Nhưng cũng không thể nói khác ” Kinh Lăng Già

Trong chân lý tương đối, luôn luôn có sự luân chuyển và phản ảnh giữa trong và ngoài, tế và thô, chủ thể và đối tượng. Những hiện tượng thuộc về cá nhân và tổng thể ( Ngã và Pháp).  Nếu không thể phân biệt giữa những hiện tượng cá nhân và tổng thể. Có nghĩa chúng ta trở nên rối và không thể có một nối kết giữa chủ thể và đối tượng.

Một thí dụ nhỏ về những hiện tượng cá nhân. Đó là những hiện tượng giấc mộng phát sinh vào ban đêm do từ những thói quen ban ngày . Trong giấc mộng, chúng ta thấy một ngôi nhà. Vì ngôi nhà chỉ thấy được đối với chúng ta. Như thế nó là hiện tượng cá nhân của chúng ta. Thế rồi chúng ta có thể thực sự xây dựng ngôi nhà và mọi người đều thấy. Đây là hiện tượng tổng thể.

Những hiện tượng chung được tập thể chia sẻ. Cùng thấy được hoặc những thói quen khách quan của những nhóm người hay xã hội. Những biểu hiện của những hiện tượng cá nhân cùng tạo ra những hiện tượng chung. Đến lượt chúng để lại một phần lắng cặn còn lại trong hiện tượng cá nhân. Chẳng hạn, nhà thiết kế mẫu tạo ra một kiểu mới nhờ hiện tượng cá nhân. Kiểu mẫu mới này trở thành hiện tượng chung. Gợi hứng cho những nhà thiết kế khác đến lượt mình tạo ra kiểu mẫu mới.

Chúng ta tin vào những hiện tượng chung. Vì đồng ý chấp nhận những nguyên tố thô bổ sung. Và do lý luận, chẳng hạn chúng ta chỉ biết đường trắng và chưa bao giờ thấy đường đen. Vì thế hiện tượng đường trắng tồn tại trong ký ức. Thế nên,  khi nghĩ đến đường chúng ta tự động nghĩ trắng. Thậm chí không cần đến từ trắng. Vì nó đã được chấp nhận sẵn.

Nhưng nếu ở bất kỳ nơi nào đó có người chỉ biết đường đen, họ thậm chí không cần đến từ đen. Vì khi nghĩ đến đường tự động họ nghĩ đến nó có màu đen. Cũng thế, đối với những người quen cả đường trắng và đen thì lại nghĩ : “Đường này có màu đen hay trắng ? ”.

Trừ phi tâm nhị nguyên của chúng ta rơi vào hôn trầm, không có ý thức hoặc trừ phi đã trở về tâm giác ngộ bất nhị. Những hiện tượng chướng ngại luôn luôn hiện diện.  Nơi nào những hiện tượng chướng ngại hiện diện. Nơi đó luôn có những quan niệm đúng và sai. Chân lý của người này không phải là chân lý của người khác và ngược lại. 

Theo tâm nhị nguyên, chân lý chỉ hiện hữu một cách tạm thời  như quan niệm đúng hay sai. Tất cả tùy theo sự liên hệ của nó đến ý định hay hoàn cảnh. Đây là cái mà được gọi là : Chân lý tương đối.

Trong hệ thống chân lý tương đối có hai phần :  Chân lý tương đối thực sự và chân lý tương đối đảo nghịch. Hai phạm trù này không thể xem là tuyệt đối mà có liên hệ lẫn nhau và phụ thuộc vào quan điểm. Chẳng hạn, đối với con cọp đực con cọp cái là sự hấp dẫn. Đây là chân lý tương đối của riêng nó. Với chúng ta, con cọp là sự khủng khiếp. Nên thích nó là đảo nghịch với chân lý tương đối của chúng ta.

Theo tâm thức bình thường, chân lý tương đối thực sự là những sự tác dụng có thể tri giác bằng những giác quan. Trong lãnh vực này, chân lý tương đối đảo nghịch của tâm thức bình thường đều là sự đảo nghịch lại những tập quán riêng biệt của từng giống loài.

Đối với tâm thức cao cả. Chân lý tuyệt đối vượt khỏi những quan niệm trong và ngoài.  Như vậy, hai chân lý của tâm thức bình thường đều là những vọng tưởng do tâm thức mê lầm tạo ra. Cho nên, chúng ta không thể nương dựa vào tâm thức mê lầm để đạt đến sự giác ngộ.

Chân lý tương đối đảo nghịch của hiện tượng cá nhân có thể là chân lý tương đối thực sự của hiện tượng chung. Chẳng hạn, một nhà ảo thuật biết trò ảo thuật là không thật. Nhưng lại tạo ra những lừa dối ảo thuật mà khán giả tin là thật.

Chân lý tương đối đảo nghịch của hiện tượng chung ; cũng có thể là chân lý tương đối thực sự cho hiện tượng cá nhân. Chẳng hạn, những động cơ của Hitler là chân lý tương đối đảo nghịch điên rồ đối với nhiều quốc gia.  Nhưng với ông, chúng là chân lý tương đối thực sự thông minh. Những hành động của ông ta là chân lý tương đối thực sự đối với bất kỳ ai.

Những người bình thường nghĩ : Những phẩm tính đáng ưa thì ích lợi. Đây là chân lý tương đối thực sự của họ. Họ cho rằng những phẩm tính ấy không ích lợi. Vì đó là nguyên nhân của khổ đau chẳng thể đưa đến giác ngộ. Với họ, chân lý tương đối thực sự của người bình thường lại là chân lý tương đối đảo nghịch. Vì nghĩ rằng những phẩm tính đáng ưa là thật. Vì thế, nên cố gắng từ bỏ chúng bằng ác cảm để đạt đến giác ngộ. Đây là chân lý tương đối thực sự của họ. 

Những hành giả đại-thừa lại nghĩ rằng : Đối với những người thấy những hiện tượng là huyễn ảo. Vậy không có lý do gì để bám luyến hay ác cảm và chính đây là thuận lợi để đạt giác ngộ. Đối với họ, chân lý tương đối thực sự Tiểu thừa là chân lý tương đối đảo nghịch. Riêng những hành giả Kim Cương thừa đi sâu vào bên trong hơn nghĩ rằng : Bất cứ cái gì sinh khởi đều là sự phô diễn của trí huệ.  Đây là chân lý tương đối thực sự của họ.

Theo chân lý tương đối thực sự của một số nhà khoa học hư vô chủ nghĩa hiện đại. Mọi hiện tượng được tạo ra do ngẫu nhiên và tình cờ. Nhưng theo chân lý tương đối thực sự của Phật giáo. Chủ định cá nhân tạo thành tất cả những hiện tượng cá nhân và chung. Ngẫu nhiên và tình cờ được xem là những biểu lộ bất tịnh của nghiệp trước kia.

Nghiệp của những hiện tượng cá nhân tác động cùng cách như hạt giống được trồng trong những điều kiện ( Nhân ) thuận lợi hay không.  Hạt giống theo điều kiện nằm yên trong tính tiếp nhận với những điều kiện phụ trợ ( Duyên ) là những nguyên tố : Đất, nước, lửa, không khí và không gian.  Nếu không trùng hợp hay thiếu bất cứ điều gì, hạt giống lớn lên sẽ có khuyết điểm.  Nếu thuận lợi, theo thời gian và không gian hạt giống nẩy mầm và từ từ trở thành một cội cây khỏe mạnh. 

Cùng cách ấy, nếu nghiệp không tốt. Tâm thức là điều kiện gốc được hấp dẫn bởi những điều kiện phụ trợ xấu. Không thể đưa chúng ta tái sinh thuận lợi ; mà sẽ tái sinh với trong những hoàn cảnh mờ tối.  Nếu nghiệp tốt. Tâm thức là điều kiện gốc được hấp dẫn đến những điều kiện phụ trợ như : Cha mẹ có di truyền của những phẩm chất hay hoàn cảnh tốt . Có nghĩa đưa đến sự tái sinh thuận lợi.

Nghiệp của hiện tượng cá nhân liên kết với những điều kiện phụ trợ của những hiện tượng chung tốt hay xấu.  Như nạn đói, sự diệt chủng, thịnh vượng và hòa bình của quốc gia. Hiện tượng cá nhân của người không tin vào nghiệp báo nhân quả thường gây ra hiện tượng xấu cho tập thể. Vì nó đặt nền trên sự tin và bám chấp vào quyền lực của bản ngã về những nguyên tố thô.

Như vậy, những người tin những hiện tượng có thể chấm dứt bằng những phương tiện có nguyên tố thô và không tin vào năng lực tâm thức sẽ tái xuất hiện trong những hình tướng vô hình và hữu hình. Với thế, họ không sợ tạo những hiện tượng tiêu cực để hoàn thành những ý định bất tịnh. Cho nên, những ý định này đến từ năng lực của những yếu tố nghiệp của nhiều đời trước.

Nếu là những lãnh tụ chính trị. Họ sẽ gây ra những hiện tượng chung xấu tập thể bằng sự  tàn sát hay diệt chủng. Họ cố gắng tẩy trừ giống dân cho là thấp kém khỏi đất nước… Ngược lại, những lãnh tụ chính trị hiểu và tin vào nghiệp báo nhân quả sẽ nhận rằng tâm thức không bao giờ chết.  Kẻ thù, hay những hiện tượng tiêu cực của một xứ sở không thể chấm dứt bằng những phương tiện thô như tàn sát hoặc những hành động diệt chủng. 

Gandhi là một lãnh tụ như thế. Ông hiểu rằng những hiện tượng tích cực được tạo ra với ý định thuộc về hiện tượng cá nhân của tâm thức bình an. Vì thế ông cố gắng tạo ra những hiện tượng chung cho hòa bình.

Bất kể những khuynh hướng chính trị như thế nào. Lúc nào chúng ta cũng chịu sự tương tác giữa hiện tượng cá nhân và chung. Đôi khi qua hiện tượng chung, chúng ta nổi loạn và giải phóng mình khỏi hiện tượng chung của một nhà độc tài xấu xa nào đó để bầu ra một lãnh tụ mới. Người này tạo ra những hiện tượng chung mới bằng hiện tượng cá nhân. Thế rồi chúng ta lại muốn thay đổi tiếp tục. Như thế cho dù hiện tốt hay xấu. Lúc nào cũng là hiện tượng chung của sinh tử luân hồi mãi quay tròn.

Những hiện tượng chung vô thường luôn thay đổi hay làm hại hiện tượng cá nhân của một lãnh tụ bình thường. Tuy ông tin vào quyền lực bản ngã của những nguyên tố thô. Nhưng với người cao cả với năng lực trí huệ có thể thay đổi những hiện tượng chung bằng hiện tượng cá nhân và không bao giờ làm hại nó và những hiện tượng chung không hề làm thay đổi hay làm hại hiện tượng cá nhân thanh tịnh. 

Vì những nguyên tố thô của hiện tượng chung không thể xuyên thấu những nguyên tố thanh tịnh của ông. Như ngọn núi lửa không bị ảnh hưởng bởi nguồn ánh sáng mặt trời. Vì ông có thần lực trí huệ vô ngã bí mật không hề vơi cạn. Lúc nào cũng làm lợi lạc cho người khác bởi tính chất nhẹ và hoàn toàn thanh tịnh.

Không có thần lực thanh tịnh. Năng lực của những nguyên tố vi tế phải dựa vào năng lực bất ổn của những nguyên tố thô.  Nếu không nhận biết những điều kiện gốc tinh túy bí mật, và chỉ sử dụng năng lực của những nguyên tố vi tế dựa trên điều kiện phụ trợ bên ngoài.

Bấy giờ, khi những điều kiện phụ trợ giảm, năng lực của chúng ta sẽ giảm. Cho dù những năng lực của những điều kiện gốc bí mật không bao giờ giảm. Nhưng nó vẫn có thể ngủ yên hay bị che giấu ; vì lơ là hay không nối kết với những điều kiện phụ trợ. Những năng lực này biến mất khi chúng ta cần nó.

Nếu có thể nhận rõ tiềm năng bí mật của những nguyên tố. Chúng ta có thể không ngừng tạo ra những điều kiện phụ trợ mới. Những điều kiện gốc bình thường, thường dựa vào những điều kiện phụ trợ để phát triển. Nhưng những điều kiện gốc bí mật của Tâm Trí Huệ không cần những điều kiện phụ trợ để biểu lộ. Vì chúng là tinh túy thanh tịnh bí mật. Khi được nhận biết, chúng không hề giảm sút hay ngủ yên ; kể cả khi những điều kiện phụ trợ thay đổi. Vì chúng không hề dựa vào những điều kiện phụ trợ thô hay vi tế. Đó là lý do chúng được gọi là bí mật.

Theo luận lý bình thường của sinh tử, những điều kiện gốc và những điều kiện phụ trợ luôn luôn khác nhau.  Theo luận lý cao cả, những điều kiện phụ trợ vốn đã có sẵn trong những điều kiện gốc. Cái này không thể hiện hữu mà không có cái kia.   Như ánh sáng không thể hiện hữu mà không có bóng tối. Nếu không, làm sao chúng ta có thể gặp và chấp nhận những điều kiện phụ trợ ?.

Qua sự gặp gỡ của những điều kiện phụ trợ có nguyên tố tốt và nhẹ. Sự tách biệt giữa những điều kiện gốc và phụ trợ trở nên kém dần và những phẩm tính tâm linh trở nên rộng lớn hơn và thanh nhẹ hơn. Khi chúng hoàn toàn không còn tách biệt và những điều kiện gốc không khác với những điều kiện phụ trợ và những điều kiện phụ trợ không khác với những điều kiện gốc. Chúng ta gọi đây là sự giác ngộ.

Đến khi giác ngộ. Những hiện tượng cá nhân và chung sẽ tương thông. Vì sự tương thông này, những phẩm tính tâm linh cá nhân của các bậc giác ngộ có thể sẽ hiện rõ qua tiểu sử của các ngài và còn lại như những tiếng vang trong hệ thống tâm linh chung. Cho dù, nguồn của những hiện tượng thanh tịnh tự có thể thấy của các ngài là không thể thấy với chúng ta khi giác ngộ trong lãnh vực cá nhân hay tập thể. Khi những điều kiện phụ trợ lịch-sử cao cả của các bậc giác ngộ nối kết với điều kiện gốc – Hạt giống tinh túy bí mật giác ngộ. Hạt giống này có thể thức dậy và lớn lên. Do nối kết hai điều kiện này, những phẩm tính tâm linh sẽ tăng trưởng.

Khi nhớ đến những bậc cao cả vĩ đại như Milarepa, Jesus, Phật thích Ca Mâu Ni và Padmasambhava. Chúng ta thường nghĩ các ngài có chủ ý làm những phép lạ. Dĩ nhiên, như thế cũng tốt. Vì khi đã cố gắng nối kết với tinh túy thanh tịnh bí mật của các ngài cũng đồng nghĩa chúng ta tích tập được các công đức.

Nhưng những tri giác về sự chú ý này chỉ là sự đồng ý về hiện tượng chung của tập thể. Thật ra những phép lạ chỉ xuất hiện khi những bậc cao cả sử dụng tinh túy bí mật thanh tịnh không phân chia của những nguyên tố vốn hiện hữu từ vô thủy để làm cho hiện tượng xuất hiện.

Chúng ta nghĩ các ngài đã làm những phép lạ và tạo ra những điều thần diệu. Vì chúng ta bị những che chướng của những nguyên tố thô và nhất là không tin rằng mình có thể làm được.  Thế nên, khi thuận theo sự đồng ý của hiện tượng chung tập thể, người ta nói Jesus đi được trên mặt nước.

Chúng ta tin đó là một phép lạ. Vì tâm thức nhị nguyên bị che chướng phân chia những nguyên tố giữa nước và đất.  Theo hiện tượng cá nhân của Jesus, ngài không đi trên nước. Nhưng với tâm bình thản của tâm thức, ngài thuần túy ở trong tinh túy bí mật nguyên sơ của những nguyên tố. Những nguyên tố này không hề phân chia. Lúc nào cũng bao la và tràn ngập khắp mọi nơi không phân biệt.

Theo nhận thức thói quen phân chia của hiện tượng chung tập thể. Sự kiện thanh tịnh đã trở thành bất tịnh. Vì chúng ta che ám chân lý tương đối của Jesus bằng cách phân chia nó khỏi chân lý tuyệt đối của Jesus. Khi nói Jesus đi trên nước. Có nghĩa là nhờ vào những điều kiện phụ trợ lịch. Ngài thích ứng với những khả năng cá nhân và khuyến khích con người tăng trưởng những phẩm tính tâm linh của họ.

Những nguyên tố thô và tế luôn nối kết với tinh túy bí mật của chính chúng. Người thấy Jesus đi trên nước có dự liên kết nghiệp tốt với ngài. Vì với hiện tượng bao gồm những nguyên tố thô và tế. Họ có thể nối kết với tinh túy thanh tịnh bí mật của vấn đề họ tri giác như là phép lạ.

Thậm chí bây giờ. Khi nghe chuyện Jesus đi trên nước. Tức thì chúng ta dùng hiện tượng nguyên tố thô và tế của riêng mình để tìm hiểu  hiện tượng tinh túy thanh tịnh bí mật của Jesus.

Đức Phật nói : “ Ta chỉ cho các ông con đường giải thoát. Nhưng đạt được giải thoát hay không là do chính các ông ”.

Điều này nghĩa : Nếu không cố gắng tìm giải thoát nhờ khảo sát bên trong. Chúng ta không thể nhận biết chân lý bên trong hiện tượng cá nhân của chúnh mình. Chính nó lại là cội nguồn của hiện tượng cá nhân và cũng là tinh túy thanh tịnh bí mật của những nguyên tố thô.

Nếu nghĩ rằng có thể giúp đỡ hiện tượng cá nhân bằng cách phát triển những nguyên tố thô của hiện tượng chung. Nhưng sự thật chúng ta không thể dựa vào hiện tượng nguyên tố thô. Vì nó hoàn toàn vô thường và sẽ thay đổi. Khi những nguyên tố bên ngoài không thể uốn nắn, trơ lì và giảm sút. Hiện tượng cá nhân không được phát triển sẽ rơi vào vô vọng. Bấy giờ, do không tin cậy vào cội nguồn thanh tịnh của hiện tượng cá nhân. Chúng ta trách móc hiện tượng chung và nói rằng Pháp là hư dối. Cũng bằng cách đó, vì không thể nghiệm được tinh túy thanh tịnh bí mật của những nguyên tố. Chúng ta chỉ sáng tạo những hiện tượng tiêu cực với hiện tượng chung và không bao giờ biết thương yêu hay có niềm tin vào chính mình. 

Nếu trước hết, chúng ta nhận biết và thiết lập sự tin cậy vào tinh túy thanh tịnh bí mật và năng lượng thanh nhẹ của bản tể hiện tượng cá nhân. Chúng ta có thể thương yêu và xác tin vào chính mình. Vì hiểu rõ, cội nguồn không bao giờ phai nhạt. Không bao giờ giảm sút mọi phẩm tính thanh tịnh của Tâm Trí Huệ. Bấy giờ chúng ta tự động bị chinh phục bởi sự quyến rũ thanh tịnh của năm Dakini Trí Huệ đại diện năm nguyên tố vũ trụ và là những phối ngẫu của năm vị Phật Trí Huệ.

Nhờ vào sự hiển thị này, qua sự tăng trưởng tự phát không ngừng của những phẩm tính tâm linh. Chúng ta có thể phát sinh một cách tự nhiên những hiện tượng tích cực đối với hiện tượng chung ngày càng thanh tịnh qua cái thấy thanh tịnh riêng biệt của chính mình

Nếu không có quan kiến chính xác về trí huệ thanh tịnh này. Cho dù thực hành tốt về Yoga. Làm những nghi lễ, quán tưởng hay thiền định theo những khả năng của hiện tượng cá nhân. Tất cả vẫn còn ở lại trong sinh tử của nguyên tố thô. Nhưng nếu thực hành theo Pháp thanh tịnh. Việc chúng ta có những quan niệm tích cực hay tiêu cực đều chẳng đáng kể. Vì cả hai có thể tiêu tan vào tâm bình thản.  Khi tiêu cực và tích cực đều không rơi vào bản chất cứng đặc. Cả hai chỉ xuất hiện như trò chơi phô diễn. Bấy giờ hiện tượng sinh tử hoàn toàn tan biến. Thậm chí không còn danh từ sinh tử nữa. 

Chỉ bằng quan kiến sáng tỏ của trí huệ. Chúng ta mới có thể chuyển hóa hiện tượng cá nhân – Những nguyên tố bất tịnh thô thành hiện tượng trí huệ tự tại và bí mật của tất cả hiện tượng chung đến từ hiện tượng cá nhân. Khi hiện tượng cá nhân trở thành thanh tịnh thì những hiện tượng chung bất tịnh cũng trở thành thanh tịnh. Qua sự chuyển hóa này. Chúng ta có thể tự nhiên giúp đỡ những chúng sinh mà không từ chối hiện tượng chung. Cũng không chấp nhận hiện tượng cá nhân là một với tinh túy thanh tịnh bí mật của tất cả hiện tượng.

Đức Thinley Norbu Rinpoche

Trích: Trò phô diễn của tự tánh năm Dakini Trí Huệ

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung