Giáo Pháp vô song, sâu xa, thâm sâu, vi tế, tuyệt diệu
Trong hàng trăm nghìn triệu kiếp thật khó gặp gỡ,
Giờ đây con đã gặp và nghe, thọ nhận và gìn giữ,
Con thề sẽ thấu triệt ý nghĩa chân thực của Thiện Thệ.
Để làm lợi lạc mọi hữu tình chúng sinh, hãy quyết tâm thành tựu Bồ đề tâm quý báu và tối thượng.
Hôm nay, tôi sẽ tận dụng buổi học này để giới thiệu lợi lạc của việc nhiễu quanh các bảo tháp Phật giáo. Phần lớn Phật tử đều biết về lợi lạclớn lao từ việc nhiễu tháp. Tuy nhiên, vài người có thể không biết về khía cạnh này nếu các chi tiết nhất định không được giới thiệu. Bởi thế, bây giờ tôi sẽ nói với các bạn về chủ đề này một cách ngắn gọn.
Bảo tháp đại diện cho tâm linh thiêng của tất cả chư Phật. Về mặt lịch sử, bảo tháp tồn tại trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – trong Kinh Bách Nghiệp, có một vị vua tên Chakpa. Trong đời quá khứ, Ngài xây dựng bảo tháp Sharira (bảo tháp thờ xá lợi Phật) sau khi Câu Lưu Tôn Phật nhập diệt. Trong thời kỳ của Phật Ca Diếp, có một vị vua tên Zhizhi cũng xây dựng nhiều bảo tháp. Khi Phật Thích Ca từ bỏ đời thế tục và trở thành tu sĩ, Ngài làm vậy trước bảo tháp Brahma Tathagataya. Bảo tháp Swayambhu[1] ở Nepal cũng tồn tại trước sự xuất hiện của nhiều vị Phật. Về khía cạnh này, lịch sử của các bảo tháp khác với lịch sử của tượng và kinh Phật.
Ở Ấn Độ, sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, Vua A Dục đã xây dựng 84000 bảo tháp ở khắp nơi trên thế giới; Tổ Long Thọ cũng xây dựng bảo tháp Sharira; cũng có một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) ở Ấn Độ. Có nhiều bảo tháp Đại thừa và Theravada ở Ấn Độ. Khi bảo tháp được giới thiệu đến Tây Tạng, Vua Trisong Detsen xây dựng nhiều bảo tháp trong đó có Bảo tháp Samye ở U-Tsang và bảo tháp đã lan rộng đến vùng Amdo và Kham, rồi dần dần trên toàn Tây Tạng. Bảo tháp Quiyun ở chùa Bạch Mã thuộc Lạc Dương (Trung Quốc) là một trong những bảo tháp lâu đời nhất ở vùng Trung Hoa. Nó được xây dựng trong thời phong kiến. Tuy nhiên, vài người tuyên bố rằng Chùa Putong [2] còn lâu đời hơn. Dù thế nào, sau khi Phật nhập diệt, các bảo tháp đã lan khắp cõi Nam Thiệm Bộ Châu (cõi Jambudvipa trong vũ trụ học Phật giáo), và nhiều kẻ chí thành đã dâng những cúng phẩm và đỉnh lễ các bảo tháp này. Đặc biệt, những bảo tháp Sharira được xây dựng bởi Vua A Dục là ruộng phước điền vĩ đại để cả con ngườivà phi nhân tỏ lòng kính lễ và dâng cúng dường nhằm tích lũy công đức lớn lao.
Khi phân loại các bảo tháp, có tám bảo tháp lớn ở Ấn Độ và ở Tây Tạng, các bảo tháp Kalachakra (Kim Cương Thời Luân) thường được thờ phụng. Theo những nghi lễ của Mật thừa Phật giáo, có nhiều kiểu bảo tháp khác nhau. Có vài bảo tháp trong các Terma của Đức Liên Hoa Sinh, thứ được sử dụng để thực hành Pháp. Theo các bản văn Đại thừa chẳng hạn Niết Bàn Kinh, các bảo thápPhật giáo khác với bảo tháp của Thanh Văn và Duyên Giác Phật về mặt hình dạng và sức mạnhlinh thiêng. Bảo tháp đại diện cho tâm của Đức Phật, theo Mật Tập Kim Cương (Guhyasamaja Vajra), “Một bảo tháp là cung điện nơi chư Phật an trú”. Vì thế, người ta cần xem bảo tháp là cung điện của tất cả chư Phật. Trong Giảng Giải Về Các Giới Luật Gốc Của Phật Giáo Theravada có viết rằng “bảo tháp là Pháp thân”. Về mặt này, theo Kinh Đại Bảo Tích (Maharatnakuta Sutra), “Không có sự khác biệt giữa công đức của những vị dâng cúng dường khi Ta còn sống với những vị cúng dường lên một bảo tháp sau khi Ta nhập diệt. Tại sao vậy? Bởi Đức Phật là sự hiển bàythanh tịnh của Pháp thân chứ không phải Hóa thân hay thân vật lý”. Bởi thế, bảo tháp là biểu tượng của Tam Bảo, nó là đại diện tinh túy của Pháp thân Phật và là hiện thân của Đức Phật.
Có nhiều bảo tháp ở nơi mà Phật giáo phổ biến. Hãy lấy Thái Lan làm ví dụ, dù bạn đến vùng núi non hay thành thị, bạn có thể thấy nhiều bảo tháp dọc đường. Giống như vậy, ở Tây Tạng, người ta có thể thấy những bảo tháp màu trắng ở khắp nơi. Các bảo tháp ở Thái Lan được dát vàng và vì thế có màu vàng, nhưng có lẽ, bởi sự thực là người Tây Tạng chúng tôi nghèo hơn và không có vàng, các bảo tháp màu trắng thì phổ biến hơn. Tôi từng đọc câu chuyện về một quan chức chính phủ, người đã đến đây để kiểm tra, và nói rất không hài lòng rằng: “Tại sao lại có nhiều bảo tháp trắng như vậy? Tôi không hài lòng về điều này!”. (Đây có lẽ là sự hiển bày ác nghiệp của ông ấy. Trong những hoàn cảnh thông thường, một người cần cảm thấy hoan hỷ khi thấy nhiều bảo thápnhư vậy.) Chúng tôi, người Tây Tạng, có một truyền thống – khi người Tây Tạng thấy một bảo tháp, tu viện hay tu sĩ, họ sẽ xuống ngựa, cởi mũ và chắp tay. Nếu đang vội và không thể đến gần đỉnh lễ, họ sẽ chắp tay từ trong xe hơi, trên ngựa hay trên đường từ xa. Hành động như vậy cũng tạo ra công đức to lớn.
Những lợi lạc đặc biệt của việc xây dựng bảo tháp đã được giải thích chi tiết trong Kinh Lợi Lạc Xây Dựng Bảo Tháp. Thí Dụ Kinh (Avadana Sutra)[3] liệt kê 10 công đức của việc xây dựng một bảo tháp, chẳng hạn những người xây dựng bảo tháp sẽ không sinh ở vùng xa xôi, hay họ sẽ không chịu nạn đói khủng khiếp, họ sẽ không có tà kiến với Phật giáo. Kinh Xây Dựng Bảo Tháp Để Kéo Dài Thọ Mạng[4] cũng giải thích chi tiết về bảy lợi lạc chẳng hạn những vị xây dựng một bảo tháp sẽ không chết bất đắc kỳ tử. Bởi vậy, theo các bản văn Đại thừa, chúng ta cần xây dựngcác bảo tháp nếu điều kiện cho phép và chúng ta có khả năng. Ở Tây Tạng, nhiều người từ các tu viện hay làng mạc quyết tâm xây dựng bảo tháp. Một năm nọ, Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche yêu cầu tất cả đệ tử xây dựng thật nhiều bảo tháp, điều được đáp lại và dẫn đến việc kiến lập 10 000 bảo tháp. (Tôi không nhớ con số chính xác, nhưng nó là một con số rất lớn.)
Khi so sánh, ở Trung Hoa ngày nay, người ta xây dựng ít bảo tháp hơn. Nếu bạn có khả năng trong tương lai, bạn cần xây dựng một bảo tháp ở đâu đó, để những người thấy nó, đi nhiễu hay đỉnh lễ, cuối cùng sẽ đạt giác ngộ. Đức Phật đã dạy chúng ta nhiều lợi lạc của việc xây dựng bảo tháp trong Vô Cấu Tịnh Quang Đà Ra Ni (Vimala Suddha Prabhasa Mahadharani Sutra) và nói rằng “những người phạm phải ngũ nghịch tội dẫn đến địa ngục Vô gián, nếu anh ta đi ngang qua bóng của một bảo tháp hay nhìn thấy bảo tháp từ xa hoặc nghe thấy tiếng chuông của một bảo tháp, hay nghe thấy danh hiệu của một bảo tháp, sẽ được tịnh hóa năm tội ngũ nghịch hoặc bất cứ nghiệp chướng nào”. Vì thế, những lợi lạc của việc xây dựng bảo tháp là không thể nghĩ bàn.
Dĩ nhiên, một tiêu chuẩn khá nghiêm túc được áp dụng cho việc xây dựng bảo tháp. Nếu nó nằm ngoài khả năng, điều được khuyên là thỉnh một bảo tháp nhỏ, việc tương đối dễ dàng. Đức Phậtnói về nhiều loại bảo tháp trong Kinh Lợi Lạc Xây Dựng Bảo Tháp và bảo chúng ta rằng dù một bảo tháp nhỏ bằng lá của cây táo ta hay mỏng như cây kim, nó vẫn có thể đem lại công đức bao la. Những bảo tháp nhỏ như vậy được bán ở nhiều cửa hàng Phật giáo. (Có phải cửa hàng của chúng ta sẽ phát đạt? Bạn có bán bảo tháp không? Không? Quá tệ … hãy quên nó đi.) Thông thường, xá lợi hay các đối tượng linh thiêng được yểm trong bảo tháp, nếu các bạn không có Mật chú để đặt vào trong, bạn có thể đặt bốn đoạn kệ từ Kinh điển[5] trong bảo tháp, điều cũng được xem là một kiểu xá lợi. Sau đó, đặt nó lên bàn thờ và nó trở thành hiện thân của Tam Bảo. Nếu một người thực sự không có khả năng xây dựng bảo tháp, thì hãy tặng người khác những bảo thápnhỏ làm bằng vàng, bạc, gỗ, đá hay kính, yểm xá lợi và tạo kết nối nghiệp với họ. Hành động như vậy cũng có những lợi lạc to lớn.
Ngoài những bảo tháp với những kích thước tiêu chuẩn, thậm chí những thứ được lũ trẻ làm khi đang chơi đùa cũng có thể đem lại công đức lớn lao. Liên Hoa Kinh nói rằng, “Đám trẻ làm những đụn cát thành bảo tháp, những người làm điều này đều sẽ đạt giác ngộ”. Đôi lúc, khi trẻ nhỏ đang chơi, nếu chúng có những gốc rễ của sự từ tâm, chúng sẽ tạo kết nối tốt lành với các bức tượng hay bảo tháp của chư Phật, điều sẽ trở thành nguyên nhân giác ngộ cuối cùng. Điều này nhắc tôi về thuở ấu thơ, tôi nghĩ tôi có nghiệp khá tốt. Khi tôi đang chơi đùa với bạn bè hàng xóm, mặc dù chúng tôi sống ở một thung lũng nơi chẳng có cát, chúng tôi thường giả vờ vài viên đá đẹp là bảo tháp và rắc hoa phía trước chúng. Đôi lúc, tôi tìm thấy mảnh xương trắng nhỏ, một vài trong đó có đầu nhọn, một số tròn, và tôi giả vờ chúng là bảo tháp hay tôn tượng rồi lễ lạy và cúng dường. Khi ấy tôi chưa đọc Liên Hoa Kinh, nhưng tôi đã có những trải nghiệm tương tự như vậy. Tôi nghĩ chúng dần dần trở thành nguyên nhân của giác ngộ.
Sửa chữa bảo tháp cũng đem lại công đức vĩ đại, như Ma-ha-tăng-kì Luật có viết, “Bố thí hàng nghìn cân vàng cũng không nhiều công đức bằng việc sửa chữa bảo tháp bằng bùn với tâm xao lãng”. Công đức tích lũy được nhờ đóng góp hàng nghìn cân vàng mười cho người nghèo cũng không lớn bằng công đức của việc lấy một đống bùn và nhét vào vết nứt trên bảo tháp. Vì thế năm ngoái, tôi và nhiều Pháp hữu đã sửa chữa các bảo tháp ở cửa của Phật học viện. Chúng tôi đều biết về những lợi lạc vĩ đại mà nó đem lại.
Trong lúc xây dựng bảo tháp, tốt hơn là làm theo các hướng dẫn. Tuy nhiên, vẫn có công đức lớn lao ngay cả khi người ta không tuân thủ. Vào thời Đức Phật, trưởng lão Sumana đã xây dựng và cầu nguyện đến một bảo tháp ở vùng xa xôi và trong bảo tháp, Ngài đặt ít tóc và móng tay của Đức Phật. Lúc đó, năm trăm A La Hán ở đó và xem bảo tháp là vị Phật thực sự, đi nhiễu và đỉnh lễmỗi sáng và tối. Trong vùng núi này, cũng có 500 con khỉ, sau khi thấy những nghi thức sùng kínhcủa chư A La Hán mỗi ngày, đã làm một bảo tháp bằng bùn và lễ lạy mỗi sáng và tối. Sau đấy, vùng núi bị lụt, lũ khỉ không thể chạy thoát và bị chết đuối. Lũ khỉ đã tái sinh thành năm trăm vị thiên trong cõi trời, những vị mà nhờ cái nhìn linh thiêng đã thấy rằng nguyên nhân của sự tái sinhvề cõi trời là nhờ xây dựng và thờ cúng bảo tháp bằng bùn trong các đời quá khứ. Vì lòng biết ơn, họ đã xuống cõi người và đi nhiễu bảy lần xung quanh di hài của những con khỉ, rắc hoa và cúng dường. Sau đó, họ được nghe Đức Phật thuyết Pháp và chứng thánh quả.
Nhìn chung, một bức tượng hay bảo tháp phải được xây dựng theo những hướng dẫn phổ quát. Tuy nhiên, bởi bảo tháp là những đối tượng linh thiêng, thậm chí xây dựng một bảo tháp không đạt tiêu chuẩn vẫn có thể là cội nguồn của công đức vô cấu nhiễm. Hãy thử tưởng tượng, các bảo tháp được xây dựng bởi lũ trẻ trong Liên Hoa Kinh chắc chắn không theo tiêu chuẩn và có đủ mọi hình dạng bất thường; bầy khỉ mà chúng ta vừa nhắc đến, dù khéo léo thế nào, các bảo tháp mà chúng xây dựng không thể so sánh với con người. Hơn thế nữa, lũ trẻ chỉ đùa vui và bầy khỉ chỉ bắt chước, và khi làm vậy, chúng không làm vậy để đạt giải thoát cũng không kính trọng như một đối tượng linh thiêng. Tuy nhiên, bởi sự thật là đối tượng của hành động là một bảo tháp, công đứclớn lao vẫn đạt được. Bởi vậy, chúng ta không nên khinh thường một cách bất cẩn giáo lý sâu xanhư vậy về nhân và quả.
Khi bảo tháp được xây dựng, các lợi lạc của việc đi nhiễu là gì? Theo Chaitya Pradakchina Gatha, “tất cả thiên long, dạ xoa và ma quỷ sẽ đến gần và dâng các vật phẩm, nếu con đi nhiễu quanhbảo tháp theo chiều kim đồng hồ”. Tất cả chư thiên và long, dạ xoa và ma quỷ sẽ đến bên con và cúng dường con, và họ sẽ không cố tình làm hại con. Rất nhiều những lợi lạc khác của việc nhiễu tháp được nhắc đến trong Kinh điển, hãy đọc nó nếu bạn có thời gian rảnh.
Bạn cần chú ý khi đi nhiễu quanh bảo tháp, bạn phải làm vậy theo chiều kim đồng hồ. Hoa Nghiêm Kinh hay Avatamsaka Sutra cũng nói, “đi nhiễu ba lần theo chiều kim đồng hồ”. Đi nhiễu theo chiều kim đồng hồ là bắt buộc, nếu bạn đi nhiễu theo chiều ngược, bạn không những không có được bất cứ công đức nào mà còn tạo ra ác nghiệp khi làm vậy. Khi đến Ngũ Đài Sơn, chúng tôi đi nhiễu quanh bảo tháp trắng suốt cả ngày. Khi ấy, chúng tôi gặp nhiều hành giả Phật giáo và thậm chí vài tu sĩ đang đi nhiễu theo chiều ngược. Trong số chúng tôi có một vị Lama tên Yangyi. Nhiệm vụ của ông ấy mỗi ngày là ngăn họ làm vậy. Lần nọ ông ấy cầm tay một cô gái trẻ và bảo cô ấy không được đi nhiễu như vậy, nhưng ông ấy không nói được tiếng Trung, vì thế chỉ kéo tay cô gái và làm cô ấy sợ đến mức la lên rằng “đừng kéo tôi, đừng kéo tôi!”. Thực tế là, vị Lama này có ý định thanh tịnh – ông ấy đã xây dựng nhiều bảo tháp ở vùng Daofu và thường in những lá cờ cầu nguyện. Ông ấy đã sáu hay bảy mươi tuổi khi ấy và không quen với phong tục của người Trung Hoa, ông ấy chỉ đứng đó và bảo mọi người không đi nhiễu theo cách thức sai lầm.
Những công đức lớn lao sẽ có được nhờ đi nhiễu theo chiều kim đồng hồ. Trong một bản văn Phật giáo có nói, ngày xưa, có một nhóm thương gia ra khơi tìm kiếm kho báu, và trên đường đi họ gặp một con cá voi. Khi họ sắp bị nuốt chửng, họ kêu to hồng danh Đức Phật. Con cá voi ngậm miệnglại và chết. Sau này con cá này tái sinh làm người, với tên gọi Xá Lợi Phất, người đến một tu việnvà trở thành tu sĩ khi còn rất trẻ và cuối cùng đạt quả vị A La Hán. Nguyên nhân của việc thành tựuthánh quả này là gì? Hóa ra, trong đời trước, ông ấy là một con ruồi và bị thu hút bởi đống phân bò gần bảo tháp. May mắn thay, con ruồi bay xung quanh bảo tháp theo chiều kim đồng hồ. Người khác nói rằng con ruồi đậu trên bãi phân bò, thứ bị cuốn trôi xung quanh bảo tháp. Với công đứccủa hành động này, ông ấy đã đạt được thánh quả vào thời của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Vì thế, đừng bao giờ xem thường công đức của một lần nhiễu tháp hay thậm chí chỉ lạy một lầntrước bảo tháp, bởi bảo tháp là đối tượng linh thiêng với sức mạnh vô biên và thậm chí một hành động tốt lành nhỏ bé cũng tịnh hóa ác hạnh và tích lũy công đức. Trong Kinh Bảo Khiếp Bí Mật Xá Lợi có nói “những người sẽ đọa xuống địa ngục Vô gián, nếu họ lễ lạy một lần trước bảo tháp hay hay đi xung quanh một lần theo chiều kim đồng hồ, họ sẽ đạt giác ngộ”. Vì thế, khi đi qua một bảo tháp, bạn cần đi nhiễu quanh nó, đừng chỉ chụp ảnh rồi rời đi luôn.
Trong trường hợp bạn không thể tìm được một bảo tháp, vài tu viện có thờ di cốt của chư đạo sư, nếu vị đạo sư này là một tu sĩ thành tựu với thiện hạnh lớn lao, bạn cần đi nhiễu quanh di cốt của Ngài. (Sau khi Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche nhập diệt, không có bảo tháp xá lợi nào được xây dựng nhưng một bảo tháp được kiến lập ở nơi mà Kyabje Rinpoche chào đời và mỗi lần đến đó, chúng tôi đều đỉnh lễ.) Trong trường hợp không có bảo tháp thờ xá lợi của một vị đạo sư lỗi lạc, các bạn có thể đi nhiễu quanh tượng Phật trong tu viện. Trong các tu viện Tây Tạng, tôn tượng thường được gắn vào tường phía sau, nên chẳng có khoảng trống để đi quanh nó trong chính điện. Nhưng ở phần lớn các chùa Trung Hoa, một khoảng trống được chừa ra để mọi người đi qua đằng sau bức tượng. Đi xung quanh tượng Phật cho phép sự vun bồi công đức to lớn. Trong Phật Dạy Vua Ba Tư Nặc Kinh có nói “nếu với động cơ thanh tịnh, một người đi nhiễu quanh bảo tháp hay tượng Phật, đời sau, thậm chí kẻ thù cũng sẽ kính trọng người này, và người này sẽ sở hữu công đức và thiện hạnh và trở thành bình chứa Giáo Pháp Đại thừa”. Nếu người ta đi nhiễu quanh một bảo tháphay bức tượng Phật, ma quỷ, người theo dị giáo, chướng ngại hay kẻ thù ngăn cản con đườngthực hành Giáo Pháp sẽ biến mất và họ sẽ sở hữu tất cả công đức và thiện hạnh, nhờ đó, trở thành bình chứa Giáo Pháp Đại thừa. Nhìn từ bề ngoài, một vòng quanh bảo tháp dường như chẳng phải chuyện gì to tát, nhưng thực sự, công đức rất lớn. Trong quá khứ, khi mọi người đến thăm Patrul Rinpoche, Ngài thường nói rằng: “Xui xẻo thật! Các ông chẳng để lão già này nghỉ ngơi. Tại sao các ông không đi nhiễu quanh bảo tháp xá lợi của thầy tôi – Lama Jigme Gyalwai Nyugu? Cứ vây quanh xác chết của tôi thì có gì tốt?”. Trong Lời Vàng Của Thầy Tôi, Patrul Rinpoche nói về các đời quá khứ của thí chủ Huajie và bảy tu sĩ đầu tiên[6] của Tây Tạng. Khi thí chủ Huejie trở thành tu sĩ ở tuổi 100, nhiều A La Hán không biết rằng ông ấy sở hữu hạt giống giác ngộ tức thì. Chỉ Đức Phật mới biết. Thực sự, vào thời của Phật Ca Diếp, ông ấy là một con lợn đã chạy quanh bảo tháp khi bị chó đuổi. Với hạt giống tốt lành này, cuối cùng ông ấy đạt được quả vịNiết bàn linh thiêng. Bảy tu sĩ là bảy con sâu trên cây, chúng bị rơi xuống suối, trong đó có một bảo tháp cổ. Lũ sâu bị cuốn đi bởi dòng nước và đi nhiễu quanh bảo tháp theo chiều kim đồng hồ bảy lần và điều này trở thành hạt giống giác ngộ.
Vì thế, nếu có cơ hội, các bạn nên để cha mẹ đi nhiễu quanh một bức tượng Phật hay bảo tháp, những vị có kết nối cát tường với giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ đạt giác ngộ trong Pháp hộicủa Phật Di Lặc. Nếu họ không tin Phật giáo, bạn có thể lừa họ đi bộ quanh bảo tháp. Nếu đó là một người con, hãy dụ dỗ bằng cách cho kẹo và bảo nó đi theo bạn quanh bảo tháp. Nếu đó là cha mẹ bạn, bạn có thể nói rằng, “Bố mẹ có muốn đi chơi không? Con biết một nơi rất tốt”. Sau đấy, dần dần đưa họ đi nhiễu quanh bảo tháp – “Ồ, vậy là kết thúc chuyến đi!”.
Về bề ngoài, đi nhiễu chỉ một lần quanh bảo tháp có vẻ không phải chuyện lớn, nhưng thực sự, chỉ Đức Phật mới biết được công đức của nó. Trong Kinh Hiền Ngu (Damamukl Nidana Sutra) có đoạn, “Đừng nghĩ rằng thiện hạnh nhỏ bé không đáng chú ý. Thậm chí những giọt nước nhỏ cũng có thể làm đầy bình lớn”. Thành ngữ cổ từng nói: Tòa tháp được xây bằng cát, núi được chất lên từ đất, đại dương hợp thành từ sông, và thiện hạnh được tích lũy nhờ các hành động tốt lành. Thiện hạnhcần được tích lũy dần dần; không thể lập tức có đủ mọi điều cần thiết để trở thành Phật. Thậm chí việc học bắt đầu từ mẫu giáo và dần dần tiến đến người giám sát cho nghiên cứu sinh. Khá là khó để có được bằng tiến sĩ mà thậm chí chưa hoàn thành việc học mẫu giáo. Mặc dù chúng ta phải tin tưởng Đức Thế Tôn, chúng ta không nên quá ngạo mạn và các hành động thiện lành nhỏ bé vẫn cần được thực hiện. Liu Bei (Lưu Bị) trong thời kỳ Tam Quốc nói với con trai Liu Chan lúc lâm chungrằng, “Đừng từ bỏ hành động từ ái dù nó rất khiêm nhường, cũng đừng phạm phải ác hạnh dù nó rất nhỏ bé”.
Vì thế, bất cứ khi nào bạn thấy một ngôi chùa hay tu viện Phật giáo, một bức tượng Phật hay bảo tháp, ít nhất hãy đi nhiễu ba lần nếu bạn không có nhiều sức lực hay thời gian để làm nhiều hơn. Thỉnh thoảng có vài nhóm nghiên cứu hay tổ công tác viếng thăm Phật học viện. Trong những người này, những vị có gốc rễ thiện lành đề xuất rằng họ không chỉ nên nhìn vào Mandala Đại Huyễn Võng[7], mà còn cần đi xung quanh và xem xét cảm nhận. Sau đấy, họ chụp ảnh ở chỗ này và chỗ khác, và vô tình đi nhiễu quanh bảo tháp. Thậm chí nếu những người không-tôn giáo còn như vậy, là Phật tử, chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng hơn nữa. Khi có thời gian, chúng tacần trì tụng vài Mật chú, lễ lạy hay đi nhiễu quanh một bức tượng Phật hay ngôi chùa. Nếu khôngcó, chúng ta cần xem các bảo tháp mà chúng ta có là đối tượng được tịnh hóa và đi nhiễu.
Sự đi nhiễu như vậy được xem là rất quan trọng bởi nhiều vị đạo sư Ấn Độ. Khi Đức Atisha đến Tây Tạng, Dromtonpa và các học trò khác hỏi Ngài, “Tại sao Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi nhiễu quanh bảo tháp đến vậy trái ngược với mọi thiện hạnh khác?”. Tổ Atisha đáp rằng, “Trong tất cả các hành động tương đối thiện lành, chẳng có điều gì đem lại nhiều công đức hơn việc nhiễu tháp, bởi nó là sự tích lũy thiện nghiệp của thân, tâm. Ở Ấn Độ, có những vị đạt giác ngộ bằng cách đi nhiễu quanh thành thị hay chùa thiêng và có vài người hồi phục khỏi bệnh tật hay đạt giác ngộ nhờ đi nhiễu quanh thánh tượng Quán Thế Âm … Vì thế, mọi người cần đi nhiễu với sự tinh tấn!”. Sau đó, Lama Dromtonpa đã làm như được khai thị và đi nhiễu mỗi ngày. Khi chân của Ngài không còn nhanh nhẹn nữa, người ta nói rằng, Ngài vẫn đi nhiễu với sự giúp đỡ của một thiết bị (có lẽ giống với xe lăn). Ngài kiên quyết đi nhiễu ba lần cho tới ngày qua đời. Khi Tôn giả Atisha đi nhiễu quanh bảo tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, thỉnh thoảng, Ngài nhận được lời thọ ký từ Độ Mẫu Tara, lúc khác từ chư Dakini. Từ những câu chuyện này, chúng ta có thể nói rằng, Ngài Atisha rất nhấn mạnh vào việc đi nhiễu. Ba Huynh Đệ Cao Quý của truyền thừa Kadampa đi nhiễu quanh bảo tháp hay chính điện. Theo những bản tiểu sử nhất định, chư đạo sư vĩ đại như Patrul Rinpoche, Mipham Rinpoche và Ngài Tsongkhapa, cũng không tiếc công sức để đi nhiễu.
Ở Tây Tạng, đi nhiễu quanh một bảo tháp là hành động rất hoan hỷ. Về mặt này, người Tây Tạngcó lợi thế hơn các dân tộc khác. Hãy lấy ví dụ về bảo tháp trắng vĩ đại của Ngũ Đài Sơn, đó là một bảo tháp linh thiêng ở vùng Trung Hoa, vì thế người Hán cần phải chiếm đa số ở đó, nhưng người ta nói rằng, ngày nay, phần lớn những người đang nhiễu tháp là người Tây Tạng. Khi Trung Quốcchưa mở cửa, chỉ có người Tây Tạng ở phía trước Đại Bảo Tháp Boudha (Jyarung Khasyor) của Nepal, ngoài người Tây Tạng, có rất ít người Nepal, Ấn Độ hay quốc gia khác đang đi nhiễu. Hoàn cảnh tương tự cũng có thể thấy ở Bồ Đề Đạo Tràng. Đặc biệt ở Thái Lan, nhiều người không biết gì về việc nhiễu tháp, vài người thậm chí đi ngược chiều. Khi ấy, tôi không thể chịu đựng sự thậtrằng thậm chí công đức được ghi chép lại trong kinh văn cũng bị thờ ơ ở một nơi mà Phật giáothịnh vượng đến vậy. Tôi đã viết nó lại trong nhật ký hành trình của mình.
Tôi hy vọng rằng, nhờ bài giảng này, bất cứ khi nào các bạn thấy một bảo tháp Phật giáo, bạn sẽ không chỉ nhìn ngắm nó, mà còn đi nhiễu quanhnó ít nhất ba lần, dù lịch trình có bận rộn đến đâu. Khi Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche đang đi nhiễu quanh các ngọn núi thiêng, dù lịch trình rất bận, Ngài vẫn đi ít nhất ba vòng. Khi bạn lái xe qua một bảo tháp, bạn cũng cần đi vòngquanh nó một lần. Trên đường đến Mã Nhĩ Khang (Barkam), có một bảo tháp gần Kim Xuyên(Jinchuan) được thánh hóa bởi Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche. Mỗi lần đi ngang qua, tôi sẽ lái xe quanh nó một lần. Tôi hy vọng rằng bất cứ khi nào thấy một bảo tháp, các bạn sẽ có thói quen đi nhiễu quanh nó. Nếu hành hương đến một bảo tháp Phật giáo, các bạn cần chăm chỉ đi nhiễu.
Thực sự, vùng Trung Hoa cũng có lịch sử về việc đi nhiễu tháp. Trong triều Đường, có một vị trưởng lão là Pháp Sư Zilin, khi Ngài muốn từ bỏ đời sống thế tục, Ngài gặp nhiều chướng ngại to lớn, cha mẹ Ngài phản đối mạnh mẽ, vì thế, Ngài buộc phải chạy tới Tu viện Guang’ai ở Đông Thành, nơi Ngài trở thành tu sĩ. Nhiều năm sau, Ngài trở lại quê nhà và phát hiện ra rằng mẹ Ngài đã mất và cha Ngài bị mù. Rất đau buồn, Ngài đến Chùa Yue để tụng Liên Hoa Kinh nhằm tìm xem mẹ Ngài đã sinh về đâu. Đêm đó, Chúa Tể Đỉnh Đông báo mộng rằng mẹ Ngài đã tái sinh không tốt, nhưng nếu Ngài hành hương đến bảo tháp Sharira của Tu viện Vua A Dục, mẹ Ngài có cơ hội được giải thoát. Ngài lập tức lên đường hành hương và lễ lạy ở đó trong nước mắt và sự đau buồn, và khi Ngài lạy được bốn mươi nghìn lần, Ngài thực sự nhìn thấy mẹ Ngài trên trời, nói với Ngài rằng bà đã rời khỏi cõi xấu để sinh về cõi trời.
Hơn thế nữa, trong triều Thanh, có một vị “tu sĩ chạm đầu” từ Tu viện Baotong ở Wuchang, người có thể chữa lành bất cứ căn bệnh nào dù nặng hay nhẹ bằng cách chạm nhẹ tay. Tại sao tay ông ấy có năng lực chữa lành diệu kỳ như vậy? Người ta nói rằng, có một ngôi chùa trong Tu viện này, nơi mà ông ấy đi nhiễu mỗi ngày, chạm tay vào gạch của ngôi chùa, lặng lẽ trì tụng Mật chú Đại Bi. Bởi ông ấy liên tục đi nhiễu trong mười năm và không bao giờ ngừng dù chỉ một ngày, bàn tay ông ấy đạt được sức mạnh kỳ lạ như vậy.
Dù trong triều Đường hay Thanh, có rất nhiều câu chuyện về những bậc đạo sư vĩ đại đi nhiễu quanh bảo tháp Phật giáo. Bây giờ chúng ta cũng cần ủng hộ điều này, đặc biệt với hành giả cư sĩ. Họ cần đi nhiễu quanh các bức tượng Phật hay bảo tháp ở tu viện thường xuyên hơn. Ngày nay trong các tu viện, có nhiều người lễ lạy hay thắp hương, nhưng rất ít người đi nhiễu. Một ngày, chúng tôi đến đỉnh lễ nhục thân của Đệ Lục Trưởng Lão. Khi ấy, chúng tôi đi nhiễu nhiều lần, nhưng vẫn có nhiều người không đến và đi nhiễu. Tôi chẳng biết làm gì khác ngoài việc hét to: “Nào, hãy đến và đi nhiễu cùng tôi!”. Vì thế, họ đi theo tôi và đi nhiễu vài lần. Sau đấy, nhiều người muốn dừng lại, không phải bởi họ nghĩ không có công đức nào đến từ hành động này, mà bởi nhiều người không biết về mức độ lớn lao của công đức mà họ có thể đạt được. Thực sự, nhiều đạo sư Phật giáo Trung Hoa nhấn mạnh vào điều này. Trưởng lão Bổn Hoán đã tròn 100 tuổi vào năm ngoái, hôm sau tôi đến đỉnh lễ Ngài, sau khi thọ trai, Ngài nói, “Hãy cùng đi nhiễu quanh bức tượng Phật!”. Ngài đi rất nhanh; đôi lúc chúng tôi không thể theo kịp. Vì thế, người Hoa cần nhấn mạnh nhiều hơn tầm quan trọng của việc phổ biến việc đi nhiễu, nếu không, nhiều người sẽ có quan niệm không đúng đắn về mặt này.
Khi đi nhiễu, chúng ta cần trì tụng điều gì? Khi Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche dẫn chúng tôi đi nhiễu quanh đại bảo tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, chúng tôi trì tụng đoạn kệ từ Phổ Hiền Hạnh Nguyện Vương – “Nguyện sức mạnh của hành động được tịnh hóa, sức mạnh của phiền não bị phá hủy, sức mạnh tà lực của ma vương được điều phục và sức mạnh hành động của Phổ Hiền Bồ Tát được viên thành”. Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche dạy chúng tôi rất nhiều về những công đứclớn lao của việc trì tụng đoạn kệ này và nói rằng nếu chúng ta có thể hoàn thiện bốn sức mạnhnày, thực hành bất cứ Pháp nào cũng sẽ thành công. Vì thế, khi bạn đi nhiễu trong tương lai, nếu bạn không có cách thức đi nhiễu đặc biệt của riêng mình, điều khá tốt lành, hãy trì tụng đoạn kệ này từ Phổ Hiền Hạnh Nguyện Vương.
Công đức của việc nhiễu tháp là vô biên, nếu bạn có thời gian, bạn cần đi nhiễu quanh một bảo tháp. Có nhiều bảo tháp ở khắp nơi xung quanh Phật học viện của chúng ta, trong đó Bảo tháp Mandala là đặc biệt nhất. Khi nó được xây dựng, Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche chôn giấu 100 Terma cực kỳ lợi lạc gồm các bức tượng Phật và tượng Ấn Độ cổ bên trong. Bên trong cũng được yểm nhiều Pháp khí linh thiêng vô giá, thứ ban tặng giải thoát qua sự thấy, sự nghe, sự xúc chạm, chẳng hạn xá lợi của Tổ Namchos Migyur Dorje [8], điều được Ngài và nhiều vị Lama vĩ đại khác gia trì. Chỉ nhìn thấy Mandala không thôi cũng vô cùng lợi lạc. Trong Phật giáo Bí Mật, có nhiều bằng chứng về mặt giáo lý liên quan đến điều này, Đức Kim Cương Thủ rằng, “những ai thấy Mandala sẽ được tịnh hóa khỏi mười một kiểu thệ nguyện samaya gốc và 25 thệ nguyện samaya nhánh và đạt được thân, khẩu, ý, công đức và hoạt động bất khả tư nghì của Thiện Thệ”. Trong Mật Điển Giải Thoát Qua Sự Nghe có nói, “những người thấy Mandala sẽ đạt giác ngộ trong vòng 7 đời”. Mật điển An Bình Và Phẫn Nộ nói rằng “những người chưa thực sự thấy Mandala nhưng đã nghe danh hiệu Mandala của vị Bổn tôn chính sẽ tránh khỏi đọa địa ngục”. Bởi thế, khi thời gian cho phép, tôi hy vọng mọi người có thể viếng thăm và đi nhiễu quanh Mandala Đại Huyễn Võng, nơi được đích thân Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche gia trì. (Nhiều hành giả nam và nữ thường đến đó, nhưng ở đó lộng gió đến mức họ gần như trở thành những người châu Phi.)
Khi đi nhiễu, các bạn có thể trì tụng danh hiệu của Đức Bảo Tràng Như Lai, hoặc trì tụng Mật chú nhiễu tháp, điều có thể nhân công đức lên một nghìn lần [9]. Mật chú nhiễu tháp là:
OM NAMO BHAGAWATE RATNA KITU RATZAYA TATHAGATAYA ARHATE SAMYAKSAM BUDDHAYA TAYATA OM RATNE RATNE MAHA RATNE RATNE VIZAYA SOHA [10]
(Hãy ghi nhớ thật tốt, nếu không nó có thể không hữu ích! Khi chúng ta trì tụng Những Bài Ca Chiến Binh Của Vua Gesar, cuối mỗi bài đều có đoạn “Hãy ghi nhớ càng nhiều càng tốt, nếu không, sẽ không thể lặp lại”.)
Theo những giáo lý liên quan, có nhiều công đức trong việc đi nhiễu quanh Mandala của chư Bổn tôn an bình và phẫn nộ. Mật Điển Sám Hối Vô Cấu Nhiễm nói rằng “bất cứ ai đỉnh lễ vị Bổn tôn của Mandala an bình và phẫn nộ của Đại Huyễn Võng, mọi giới nguyện bị vỡ có thể được tịnh hóa, mọi ác nghiệp dẫn đến cõi địa ngục Vô gián có thể được tẩy trừ”. Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche thường trích dẫn điều này. Thực sự, giáo lý này không chỉ được tìm thấy trong Mật Điển Sám HốiVô Cấu Nhiễm, mà còn trong nhiều bản văn nghi lễ của các Terma. Nếu chúng ta lễ lạy Mandala an bình và phẫn nộ với sự kính trọng, các thệ nguyện Samaya gốc và nhánh có thể được tịnh hóa và thậm chí ngũ nghịch tội dẫn đến địa ngục Vô gián cũng có thể được tịnh hóa. Các hành giả ở đây rất gần với Mandala Đại Huyễn Võng, thật đáng tiếc nếu các bạn không đi nhiễu quanh nó sau thời gian dài ở Phật học viện, giống như bà lão sinh ra ở Lhasa nhưng chết mà không thấy bức tượng Jowo Rinpoche.
Có vài người nghĩ rằng đi nhiễu quanh các bảo tháp, trì tụng Mật chú, tụng hồng danh Đức A Di Đà hay quay kinh luân là dành cho những người có căn cơ thấp hay kẻ ngu dốt, hoặc hành động thiện lành dành cho người già. Điều mà chúng ta cần làm là nghiên cứu Năm Đại Luận [các bộ luận không chỉ dành riêng cho Phật giáo Tây Tạng, cũng không của riêng Hiển giáo], và chúng ta không cần những kiểu thực hành này. Lối suy nghĩ như vậy là vô lý. Trong Kinh Thập Địa có viết “thậm chí chư Bồ Tát từ địa thứ nhất đến địa thứ chín cần cúng dường và tỏ lòng kính lễ bức tượng của chư Phật của ba thời”. Chưa kể đến chín cấp độ, chúng ta thậm chí chưa đạt đến con đường của sự tích lũy hay con đường của các thực hành sơ khởi, vì thế, không nên dễ dàng phá hủy những gốc rễ tốt lành của hành động thế gian. Bồ Tát Địa Luận dạy nhiều nguyên tắc về cách chư Bồ Tátcần cung kính và cúng dường lên Thế Tôn. Thậm chí những vị Bồ Tát vĩ đại cũng cần hành xử như vậy, chúng ta, người chưa bước vào con đường Đại thừa, không nên xem nhẹ bất cứ hành động tốt lành nào.
Có lẽ, những người nhất định nghĩ rằng họ là những Bồ Tát vĩ đại, nhưng điều đó cần vài sự xem xét. Trước đây có một vị Lama già tên Kerang. Khi Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche dạy chúng tôivề công đức của Bồ đề tâm và nói rằng, “Các con đều đã thọ nhận giới luật linh thiêng của chư Bồ Tát, vì thế từ nay trở đi, các con có thể được gọi là Bồ Tát vĩ đại”. Vì thế, ông ấy gọi mình là “Bồ Tát vĩ đại” mỗi ngày. Khi ai đó đắn đo về những lời của ông ấy, Lama Kerang nói một cách nghiêm túc rằng, “Các ông đang nói rằng một vị Bồ Tát vĩ đại như tôi sẽ nói dối? Không thể nào!”. Ai đó lại hỏi, “Ông thực sự là một vị Bồ Tát vĩ đại?”. “Dĩ nhiên! Chẳng phải Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche đã nói vậy với chúng ta? Tôi là một vị Bồ Tát vĩ đại”. Tôi băn khoăn có phải các bạn đều nghĩ rằng mình là đại Bồ Tát. Thực sự, chư Bồ Tát chân chính là những vị đạt đến bát địa hoặc cao hơn, và khi ấy mới có thể được gọi là Bồ Tát vĩ đại.
Vài người thậm chí còn chưa bước gần đến con đường của sự tích lũy, nhưng đã tự cho bản thânkhông còn cần trì tụng Mật chú hay tụng hồng danh Phật A Di Đà thêm nữa, họ cũng không cần đi nhiễu, bởi đây là hành động của những người với căn cơ thấp. Những ý nghĩ như vậy thật vô lý. Bất cứ điều gì mà chúng ta làm, chúng ta cần đánh giá hành động bằng lời dạy của Phật, nếu Phật nói rằng nó là phước lành theo giáo lý Đại thừa, thì sẽ không có nghi ngờ hay sự lừa dối nào về nó, chúng ta phải tin tưởng 100% và làm theo điều mà Đức Phật đã dạy. Kinh Định Vương nói rằng, “Thậm chí nếu bầu trời và các vì sao rơi xuống từ bầu trời, đất đai và đại dương, thành thị và thị trấn sụp đổ, khoảng không vẫn không khác nhưng bên trong thay đổi, và Thế Tôn không bao giờ thốt ra một từ không thật. (Bản dịch Tạng ngữ có đôi chút khác biệt với bản Hoa ngữ.)”[11] Điều này nghĩa là, dù cho các vì sao, mặt trời và mặt trăng rơi xuống từ bầu trời, đại dương khô cạn và mặt đất tách rời, Thế Tôn không bao giờ nói dối. Vì thế, với niềm tin linh thiêng, chúng ta phải tin tưởng tất cả Kim Cương khẩu của Phật; chúng ta không có lý do gì để nghi ngờ điều Ngài đã nói. Lúc nào đó nếu chúng ta rối loạn, điều này chỉ bởi vì sự vô minh của bản thân mà chúng ta không hiểu. Nếu chúng ta thực sự hiểu, những lời dạy của Đức Phật không thể sai lầm. Với kiểu kính trọng này, chúng ta cần đi nhiễu quanh các bảo tháp Phật giáo.
Về cách quán tưởng khi đi nhiễu, nó được viết trong các giáo lý của Vua Songtsen Gampo. Ví dụ, khi đi nhiễu quanh thánh tượng Quán Thế Âm, chúng ta cần quán tưởng rằng, bên ngoài, chư Phật và Bồ Tát đều hòa nhập vào bức tượng Quán Thế Âm, bên trong, tất cả chư đạo sư của truyền thừa hòa nhập vào bức tượng, và bí mật, chư Không Hành Nữ (Dakini) và Bổn tôn (Yidam) hòa nhập vào bức tượng, và sau đó trì tụng “OM MANI PADME HUM” khi đi nhiễu. Trong lúc đi nhiễu, ánh sáng chiếu tỏa từ Quán Thế Âm hòa vào chúng ta, mọi tội lỗi phạm phải bởi thân, khẩu và ý được tịnh hóa. Nhiều người với thiện hạnh lớn lao nói rằng họ có thể mở rộng phạm vi quán chiếu, nhưng nếu không thể, ít nhất hãy quán tưởng phần này. Ví dụ, nếu bạn đi nhiễu quanh một bảo tháp hôm nay, hãy quán tưởng rằng bảo tháp này là sự kết tập ân phước gia trì từ chư Phật và Bồ Tát khắp mười phương. Khi đi nhiễu, ánh sáng chiếu tỏa tịnh hóa tất cả ác nghiệp phạm phải trong vô lượng kiếp. Trì tụng Mật chú nhiễu tháp là điều được đề nghị. (Tôi thực sự không phải là một người hâm mộ nhiệt thành nhưng) Nếu các bạn không thể, hãy trì tụng OM MANI PADME HUNG hay Mật chú trăm âm hay thần chú của Đức Kim Cương Tát Đỏa. Khi đi nhiễu, tôi thường trì tụng Mật chú Kim Cương Tát Đỏa bởi tôi đã phạm phải quá nhiều nghiệp chướng trong vô số kiếp quá khứ và đời hiện tại, và bởi vậy, cần nương tựa vào Mandala như vậy của Đấng Tôn Quý để tịnh hóa tội lội. Mỗi lần chúng ta quán tưởng ánh sáng phóng tỏa từ Mandala, tội lỗi phạm phải bởi thân, khẩu và ý có thể được tịnh hóa.
Về số lần đi nhiễu, Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche từng nói rằng, tốt nhất là đi nhiễu hơn 10 000 lần, trung bình đi nhiễu hơn 1000 lần và ít nhất đi nhiễu hơn 100 lần. Đức Dalai Lama thứ 7 – Kelzang Gyatso nói, “Số lần đi nhiễu cần giống như pháp tu 500 000, vì thế 100 000 là con số tốt nhất”. Là người bình thường, chúng ta đi nhiễu càng nhiều càng tốt. Đừng chỉ đi nhiễu ba lần đã thở không ra hơi và nói, “Tôi không làm nữa, tôi sẽ về nhà!”. Vài người không cảm thấy hết hơi khi phạm ác nghiệp nhưng về thiện hạnh, thân thể không thể chịu đựng thêm hay tâm trạng của họ bắt đầu trở nên xấu đi.
Các bức tượng và bảo tháp Phật giáo là ngọc báu như ý thực thụ; chúng có lợi lạc và ân phước lớn lao cho đời này và các đời sau. Nếu chúng ta có được sự hiểu vững chắc về điều này, sau đó nương tựa nó, chúng ta chắc chắn thoát khỏi nghiệp chướng, mở rộng trí tuệ, kéo dài tuổi thọ và mọi mong ước đều trở thành hiện thực. Đây là sức mạnh gia trì không thể tưởng tượng của Tam Bảo. Chúng ta có bằng chứng về mặt giáo lý và lý thuyết; vì thế, chư đạo sư thành tựu trong quá khứ đã nhấn mạnh vào việc đi nhiễu quanh bảo tháp và tượng Phật.
Tôi hy vọng rằng trong tương lai, khi đi nhiễu, tâm thức các bạn sẽ thanh tịnh và xem bảo tháp là bảo tháp của kho tàng, thứ là sự tích lũy công đức của thân, khẩu và ý của Phật. Hôm khác khi tôi trên đường đến Thanh Hải, có một bảo tháp Phật giáo mà trong đó có thờ tóc của Vua Tri Ralpachen. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt lành để đi nhiễu và có cảm giác mạnh mẽ về điều này. Khi tôi đang đi nhiễu, những giọt nước mắt cứ tuôn ra, bởi Vua Tri Ralpachen là vị vua rất kính trọng Phật giáo. Bất cứ khi nào Ngài thấy một tu sĩ, Ngài sẽ để tóc xuống sàn và để vị tu sĩ đi lên đó. Trong bảo tháp này là tóc quý giá của Ngài, tôi cảm thấy vô cùng ân phước khi thấy một bảo tháp như vậy trên đời.
Thực sự, các đối tượng thù thắng như bảo tháp ở khắp nơi; chỉ là chúng ta quá ngu dốt nên không biết giá trị của chúng. Bởi chúng ta đã hiểu nhiều hơn, chúng ta cần làm như thế – đầu tiên đi nhiều càng nhiều càng tốt khi gặp một bảo tháp và nếu thời gian cho phép, đi nhiễu bất kể ngày đêm. Khi tôi đang học ở Trường Sư Phạm Garze, có một phòng cung điện Kyabje (nghĩa là phòng của đấng bảo hộ). Tôi đi nhiễu mỗi sáng, trong cả ngày và buổi tối. Vì thế, chúng ta không nên dừng lại ở một hay hai vòng mà hãy đi nhiễu càng nhiều càng tốt. Thứ hai, như các bản văn Phật giáo có viết, chúng ta cần đi nhiễu theo chiều kim đồng hồ, đây là điều được hướng đến hành giảPhật giáo nhất định. Chúng ta cần nhớ hai điểm này. Sau khi đi nhiễu, chúng ta cần trì tụng một vài bản văn hồi hướng đơn giản hoặc mở rộng, hồi hướng công đức vì sự giác ngộ của mọi hữu tìnhchúng sinh.
Dĩ nhiên, cúng dường, đỉnh lễ và thậm chí lau dọn các bảo tháp mang lại rất nhiều công đức, nhưng bởi thiếu thời gian, tôi không thể nói nhiều ở đây. Nói ngắn gọn, công đức của việc nhiễu tháp là vô biên, chúng ta cần phát triển niềm tin không dao động!
Để thực hành hành động trí tuệ của Đức Phổ Hiền,
Con nay hồi hướng tất cả gốc rễ thiện lành được vun bồi
Để tuân theo chúng bằng những nghiên cứu miên mật.
Được tất cả chư Phật ba thời tán dương,
Đó là những đại nguyện oai nghiêm nhất;
Con nay hồi hướng tất cả gốc rễ thiện lành được vun bồi
Để đạt được hành động tối thắng của Đức Phổ Hiền.
Các câu hỏi để quán chiếu:
Bảo tháp Phật giáo đại diện cho điều gì? Công đức của việc xây dựng, sửa chữa và đi nhiễu quanh bảo tháp là gì? Hãy giải thích với những bằng chứng giáo lý đặc biệt.
Có công đức hay không nếu người ta xây dựng một bảo tháp hay đi nhiễu quanh nó với tâm tán loạn? Tại sao?
Nếu bạn không có một bảo tháp ở vùng xung quanh, làm sao bạn có thể tích lũy công đức về mặt này? Làm sao bạn có thể giúp cha mẹ và bạn bè tích lũy kiểu công đức này?
Từ thời cổ xưa cho đến nay, kiểu thái độ nào mà chư đạo sư Phật giáo vĩ đại dành cho việc đi nhiễu? Bạn cảm thấy thế nào về điều này?
Bạn cần trì tụng điều gì khi đi nhiễu tháp? Bạn cần thiền định thế nào? Sau khi biết được những công đức thù thắng đến từ một bảo tháp, hai hoạt động bạn cần làm gì?
Bạn đã thấy kiểu bảo tháp Phật giáo nào? Bạn đã làm gì khi ấy? Sau khi nghiên cứu bài học này, bạn sẽ làm gì trong tương lai? Làm sao bạn có thể nói cho nhiều người hơn biết về công đức của việc đi nhiễu bảo tháp theo chiều kim đồng hồ?
Đức Khenpo Sodargye Rinpoche
Nguyên tác: The Merits of Circumambulating Stupas (http://www.khenposodargye.org/2013/03/the-merits-of-circumambulating-stupas/).
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.
Mọi sai sót là lỗi của người dịch, xin thành tâm sám hối.
Mọi công đức có được xin hồi hướng tất cả hữu tình chúng sinh, nguyện sớm đạt thành Phật quả.
[1] Bảo tháp Swayambhu là bảo tháp Phật giáo cổ nhất trên thế giới. Theo các tài liệu lịch sử, khi tuổi thọ con người là 10 000 năm, bảo tháp pha lê cao khoảng 30 cm được tạo thành một cách tự nhiên từ trí tuệ của chư Phật; trong thời của Câu Lưu Tôn Phật, toàn bộ Nepal là đại dương, bảo tháp này xuất hiện từ đại dương; vào thời của Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, bảo tháp này được gọi là bảo tháp ngữ vô ngại của cõi giới của sự thực; vào thời của Phật Ca Diếp, Ngài Jide mở rộng bảo tháp này để bảo vệ nó, cho đến ngày nay, bảo tháp vẫn an nhiên ở đó.
[2] Theo các tài liệu lịch sử, việc xây dựng bảo tháp Putong ở Quận Hà Bắc bắt đầu từ Năm 12 triều Ming Yongping của Đông Hán Triều (năm 69 sau Công nguyên) và hoàn thành vào ngày 15 tháng 1 năm Yongping (Vĩnh Bình) thứ 15, hai năm trước bảo tháp của Tu viện Baima ở Lạc Dương.
[3] Avadana Sutra nhắc đến mười nghiệp quả của việc xây dựng bảo tháp: 1. Người ta không sinhở vùng biên địa; 2. Người ta không đau khổ vì nghèo đói; 3. Người ta không vô minh và tà kiến; 4. Người ta thọ nhận ngai tòa của 16 vương quốc vĩ đại; 5. Cuộc đời dài lâu; 6. Người ta đạt đượcSức Mạnh Kim Cương Không Thể Phá Hủy; 7. Người ta đạt được sự gia trì và thiện hạnh bao la; 8. Người ta nhận được lòng bi mẫn của chư Phật và Bồ Tát; 9. Người ta có được ba kiểu tỉnh thứcsiêu việt; và 10. Người ta sẽ sinh về cõi Tịnh độ.
[4] Theo Công Đức Xây Dựng Bảo Tháp Để Kéo Dài Thọ Mạng Và Tích Lũy Công Đức, khi người ta xây dựng bảo tháp với tâm thanh tịnh, công đức tích lũy được như sau: 1. Người ta sẽ không bị nhiễm độc trong đời này, cuộc đời sẽ bền lâu, họ sẽ không chết bất ngờ và cuối cùng sẽ đạt thân bất hoại. Tất cả ma quỷ và chư thiên sẽ không dám tiếp cận, mọi kẻ thù đều tiêu tán; 2. Họ thoát khỏi mọi bệnh tật; mọi hữu tình chúng sinh sẽ hoan hỷ khi gặp họ; 3. Các giới luật bị nhiễm ô sẽ được tịnh hóa, những giới không quy phục sẽ được điều phục, những giới không thanh tịnh sẽ được tịnh hóa, những giới luật mà họ bẻ vỡ sẽ được sửa chửa; 4. Bốn sự đại cấm và năm kiểu ác hạnh dẫn đến địa ngục Vô gián (ngũ nghịch tội) mà người ta đã phạm phải sẽ được hủy bỏ. Mọi nghiệp chướng tích lũy từ vô lượng kiếp quá khứ sẽ được tịnh hóa; 5. Nếu họ muốn sinh con trai, người con trai sẽ được phú bẩm thiện hạnh và sức khỏe; 6. Họ sẽ liên tục được bảo vệ bởi tứ Thiên vương; 7. Thậm chí nếu bảo tháp bị phá hủy và trở nên bụi bẩn, bụi được gió cuốn đi ngang qua các khu rừng, núi non, sông và biển, tất cả hữu tình chúng sinh chạm vào bụi này sẽ không bao giờ tái sinh với thân thể bất tịnh và sẽ luôn luôn có thể gặp được Phật.
[5] “Từ bỏ mọi ác hạnh, tiến hành thiện hạnh, điều phục tâm mình – đó là giáo lý của chư Phật”. Hoặc “Mọi hiện tượng khởi lên từ các yếu tố nguyên nhân và Đức Phật nói rằng nó là nguyên nhân; những hiện tượng này kết thúc khi các yếu tố nguyên nhân biến mất và đó là lời nói của Đại Sa Môn”. Cả hai đoạn đều tốt, nhưng đoạn sau thì thường được sử dụng hơn.
[6] Bảy vị tu sĩ được thử thách: nhóm tu sĩ Phật giáo đầu tiên trong lịch sử Tây Tạng. Khi ấy, Vua Trisong Detsen muốn xem liệu người Tây Tạng có thể giữ gìn giới luật hay không, vì thế Ngài yêu cầu bảy người trở thành tu sĩ như một sự thử thách, Đức Shantarakshita đã truyền giới luật theo truyền thống Nhất Thiết Hữu Bộ Sarvastivada. Và họ bao gồm: Ba Selnang, Ba Trizhi, Pagor Vairocana, Ngenlam Gyelwa Choyang, Khonlui Wangpo Sungwa, Ma Rinchen Chog và Lasum Gyalwa Jangchub. Theo các tài liệu lịch sử của Phật giáo Tây Tạng, có nhiều khác biệt trong tên gọi của bảy vị tu sĩ này.
[7] Mandala Đại Huyễn Võng cũng là một bảo tháp. Nó được xem là Bảo tháp Mandala.
[8] Namchos Migyur Dorje là một vị đạo sư Tây Tạng. Ngài thề sẽ chữa bệnh tật bằng những di hàicủa mình. “Namchos” là Giáo Pháp Hư Không thuộc truyền thừa Palyul Nyingma.
[9] Theo Gongtang Danbi Zhunmei, tác giả của Cách Ngôn Nước Và Gỗ, công đức có thể được nhân lên 1000 lần. Tuy nhiên, cũng có những tuyên bố khác nói rằng nó có thể tăng lên 10 000 lần.
[10] Có nhiều cách thức trì tụng Mật chú nhiễu tháp này.
[11] Even if the sky and the stars plummet from the sky, and the land and the sea, the cities and towns have collapsed, the void is indifferent but the heart changes, and the Tathagata never utters an untruthful word.