Tìm hiểu vị Thầy chân chính |

Tìm hiểu vị Thầy chân chính

Tham khảo Thực hành

Về việc tìm kiếm một vị thầy chân chính, có bốn điều đặc biệt quan trọng.

Đầu tiên là vị thầy cần phải là một phần của dòng truyền thừa chân chính. Những đạo sư chân chính không quảng bá bản thân; họ quảng bá dòng truyền thừa. Nếu một vị thầy khoe khoang về những phẩm tính và sự chứng ngộ và phô diễn sự hành trì của bản thân, đó có thể là dấu hiệu cho thấy điều gì đó không đúng. Nhưng nếu một vị thầy đã nghiên cứu và hành trì dưới sự dẫn dắt của những đạo sư đáng kính khác và tôn kính dòng truyền thừa bằng cách giữ gìn các giá trị và truyền thống của nó, đó là một dấu hiệu tốt. Chỉ dòng truyền thừa thì không khiến vị thầy trở nên chân chính, nhưng nó quan trọng.

“Một vị thầy chân chính thì đáng tin cậy và đặt nhu cầu của đệ tử lên trên.”

Phẩm tính thứ hai cần tìm kiếm là sự tận tụy với việc nghiên cứu và hành trì. Điều này khá hiển nhiên. Bạn sẽ không học dương cầm từ một người không phải là một người chơi giỏi, phải không? Dĩ nhiên là bạn sẽ không. Điều tương tự cũng đúng ở đây. Nếu bạn đang tin tưởng ai đó với sự an lạc tâm linh của mình, bạn cần chắc chắn rằng người này trực tiếp biết về con đường. Để làm điều này, họ cần phải có sự tận tụy rõ ràng với sự hành trì và rèn luyện của bản thân.

Phẩm tính quan trọng thứ ba là lòng bi mẫn. Là đệ tử, chúng ta cần cảm thấy tin tưởng rằng vị thầy đứng về phía chúng ta – rằng chư vị muốn chúng ta hạnh phúc và thành công và thực sự quan tâm đến chúng ta và sự tiến bộ của chúng ta trên đường tu.

Sự tin tưởng mang tính quyết định ở đây. Một vị thầy chân chính thì đáng tin cậy và đặt nhu cầu của đệ tử lên trên. Dấu hiệu của một vị thầy sở hữu phẩm tính này là các đệ tử cảm thấy an toàn và được bảo vệ trong sự chăm lo của Ngài. Họ biết rằng dù điều gì xảy ra trong cuộc đời, đạo sư sẽ luôn ở đó để dẫn dắt và giúp đỡ họ.

Phẩm tính thứ tư và cũng là cuối cùng liên quan trực tiếp nhất đến đạo đức. Một vị thầy chân chính cần giữ gìn các giới luật và thệ nguyện. Trong truyền thống Tây Tạng, điều đó nghĩa là chư vị duy trì bất cứ giới luật tu sĩ hay cư sĩ nào đã thọ nhận, trung thành với Bồ Tát giới của Đại thừa và giữ gìn các Samaya của Kim Cương thừa.

Điều này không phải là một chiến công nhỏ bé, mà nó rất quan trọng. Có nhiều chi tiết về điều này và là đệ tử, chúng ta có thể không biết chính xác các giới luật mà một người nắm giữ. Nhưng chúng ta có thể hỏi han và kiểm tra xem liệu có bất cứ nghi ngờ nào về hành vi hay hành động của một vị thầy. Đó là một điểm khởi đầu tốt.

Trong thời đại hiện nay, không dễ dàng để tìm thấy một vị thầy hoàn hảo. Thời của Đức Phật, khi mọi người dường như đạt giác ngộ chỉ nhờ việc xuất hiện, đã qua từ lâu. Chúng ta không thể tìm thấy một vị thầy đại diện hoàn hảo cho cả bốn phẩm tính này, nhưng họ cần phải có chúng ở một mức độ nào đó. Nếu vị thầy hoàn toàn thiếu đi một hay nhiều hơn những phẩm tính này, có lẽ tốt nhất là rời đi.

Rời bỏ một vị Thầy

Bốn phẩm tính này là hướng dẫn chung tốt lành cần tuân theo khi tìm kiếm một vị thầy. Nhưng ngay cả khi chúng ta nỗ lực hết sức để tìm kiếm một vị thầy, thông thường chúng ta chỉ biết vị thầy sau khi trở thành học trò của Ngài. Trong thế giới hiện đại, phần lớn chúng ta không có một tu viện hay chuyên gia Phật giáo ngay dưới phố. Chúng ta không phải lúc nào cũng biết mọi chi tiết về một vị thầy, hay thậm chí có ai đó mà chúng ta có thể hỏi. Vì vậy, chúng ta cần làm gì khi phát hiện ra rằng một vị thầy không giống như điều chúng ta đã hy vọng?

Nhiều đệ tử của Phật giáo Tây Tạng nhầm lẫn cho rằng họ không thể, hoặc không nên, rời bỏ một vị thầy khi đã có một cam kết với Ngài. Điều này không đúng. Mục đích bao trùm của mối quan hệ đạo sư-đệ tử là nó cần làm lợi lạc đệ tử. Nó không phải vì lợi ích hay lợi nhuận của vị thầy. Nếu bạn đã cố gắng hết sức và thấy rằng nó không phải một kiểu tốt đẹp, bạn có thể tìm kiếm một vị thầy khác. Đây không phải là một vấn đề hay sự thất bại của cá nhân. Nó là một sự đánh giá.

Cách tốt nhất để rời bỏ là làm vậy mà không nói xấu vị thầy hay tạo nhiều khó khăn cho những người có thể được lợi lạc từ vị thầy và cộng đồng. Hãy rời đi một cách thuận hòa, hay ít nhất là đừng rời đi với sự bất hòa. Đơn giản ra đi với sự khiêm nhường và không cảm thấy tồi tệ về sự thật rằng nó đã chẳng đi đến đâu.

Một lời cảnh báo mà tôi muốn thêm vào ở đây là, điều quan trọng là thành thật với bản thân. Rời bỏ một vị thầy hay cộng đồng, thứ có vẻ như là không tốt, là điều có thể hiểu được, nhưng nếu bạn thấy mỗi vị thầy đều không xứng đáng với thời gian của bạn, thì bạn có thể cần xem xét sâu xa hơn về những kiểu mẫu của chính mình để xem điều gì đang diễn ra. Có thể thật khó để tiến bộ trên con đường nếu bạn tìm kiếm sự hoàn hảo.

Yongey Mingyur Rinpoche

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung