Sự cúng dường |

Sự cúng dường

Tâm xả ly Thực hành

Sự cúng dường là một trong những phương tiện để tích tụ công đức. Rộng lượng là sự kết hợp lòng tốt, cao thượng và sự tặng vật chất. Trong một thời gian đầu chúng ta bỏ đi những tình cảm sở hữu đối với của cải của chúng ta. Chúng ta cúng dường chúng một cách vật chất hay tinh thần cho Tam Bảo. Chúng ta đem chúng cho mọi người sử dụng để lợi ích cho chúng sinh. Cũng vậy, chúng ta cúng những vật không thuộc về chúng ta, dù chúng có thuộc về ai hay không thuộc về ai. Chúng ta cầu chúc cho những người sở hữu những thứ ấy không còn quyến luyến chúng mà nhờ sự hồi hướng này, họ tích tụ được đủ công đức cần để giác ngộ. Cũng có vô số vật trong vũ trụ của chúng ta mà không thuộc về ai cả: không gian, mặt trời, núi, sông, rừng. Trong một lúc, chúng ta trở thành người quản lý tất cả các vật ấy mà không ai sở hữu và chúng ta dâng cúng chúng cho sự giác ngộ.

Cần phải lan rộng sự cúng vật chất ấy, nhân nó lên vô tận, biến hóa nó trong tâm, gấp trăm, gấp ngàn, gấp triệu, tỷ lần hơn, cả không gian như đầy sự cúng vật chất ấy, nó được tăng lên vô tận do những lời cầu chúc và mong muốn của chúng ta. Trong một lúc, bằng một tư tưởng hoặc một hành động rộng lượng, chúng ta tích tụ số lượng công đức không thể tính đếm được, chính nó sẽ là nguyên nhân của giác ngộ. Tác động đó thật cần thiết. Nên có một sự nhiệt tình sâu xa, nhân các lời chúc lên vô tận, không giới hạn, hơn là cúng vật chất duy nhất, có giá trị lớn mà lòng thầm cầu lợi.

Chính động cơ của sự cho là quan trọng hơn hết, chính nó sẽ tạo một sự tích tụ công đức, chính nó làm cho sự tích tụ ấy trở nên đo lường được, vô tận. Vậy, mỗi cử chỉ rộng lượng nên kèm theo một động cơ không nhằm lợi ích cá nhân và không ẩn ý, và nên cúng một cách vô tận. Sự cho không bao giờ nên giới hạn vào một vật chất mà thôi. Điều này rất quan trọng, nếu không giá trị của sự cúng dường sẽ rất nhỏ.

Ngoài sự cúng dường được thực hiện bằng thân, lời nói và tâm. Chúng ta cúng các thứ ấy, thanh tịnh hóa chúng. Sự cúng vật chất trong một ý thức hay ngoài lúc tu ra, làm phát triển sự rộng lượng trên bình diện thân. Về mặt lời nói, trong khuôn khổ một nghi thức chẳng hạn, chúng ta bày tỏ bằng lời nói ý định rộng lượng ấy, nhận ra các đức tính của giác ngộ, mong đạt đến giác ngộ ấy, chúng ta cúng tất cả các vật, vốn là nguồn gốc của sự tham luyến. Và trong sự biểu lộ ấy, chúng thanh tịnh hóa lời nói. Rồi tâm phát triển lòng tin, sùng kính sự tin chắc vào các đức tính của giác ngộ, và nó cũng nhân lên vô hạn cúng dường vật chất. Như vậy, chúng ta làm một sự cúng dường đầy đủ nơi thân, lời nói và tâm. Một sự thanh tịnh hóa được thực hiện trên ba bình diện ấy. Đôi khi, cúng một vật nhỏ với một lòng thành sâu xa, quan trọng hơn. Ví dụ như một câu chuyện sau đây vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni. Một người cúng phật với một đóa hoa với tâm hoàn toàn thức tỉnh và sùng kính, và nhân nó lên vô hạn. Và đức Phật nói rằng ngay lúc đó người ấy đã gieo nhân của giác ngộ, do nhận ra các đức tính của giác ngộ, mong được giác ngộ và từ bỏ được mọi tham luyến qua biểu tượng của chiếc hoa đó. Vậy phải lưu tâm đến cách cư xử đó của tâm, và làm sao cho có trong mỗi cử chỉ rộng lượng.

Khi chúng ta cúng dường, với tâm sùng kính và tin tưởng, chúng ta xem rằng Phật thực hiện diện. Nhiệt tình đó làm cho ta tích tụ công đức. Và nếu với lòng sùng kính, tin tưởng và tự dâng, chúng ta cúng cùng lúc tất cả các vật chất có thật hay tưởng tượng, thì sự tham luyến và ngu si biến mất.

Bấy giờ sự tích tụ công đức không thể đo lường được. Nếu chúng ta không có thái độ đó trong tâm, chúng ta có thể rất rộng lượng bên ngoài, cúng vật chất rất nhiều, nhưng chúng ta hơi giống trẻ con đang chơi, giả làm người bán hàng hay làm nhà trong cát, mà nghĩ rằng điều đó là thật.

Dù sự cúng được dâng lên các Phật, ta phải hiểu rằng không nhằm thỏa mãn các Ngài mà nhằm giúp chúng ta. Đừng cho rằng Phật không có chỗ ở, mà mình phải dâng Ngài cái bàn thờ để Ngài ở. Đừng nghĩ rằng Ngài không có đồ ăn, uống mà mình phải đổ đầy các tách với nước, gạo, và vài chiếc bánh để Ngài ăn. Như thế thực là trẻ con! Làm bàn thờ, dâng các thứ cúng một cách đều đặn, giúp chúng ta phát triển lòng tin và sùng kính, mặt khác bỏ đi lòng tham, bủn xỉn, khuynh hướng luôn luôn muốn mang lại cho mình cái tốt nhất. Vậy trong cử chỉ rộng lượng và lòng sùng kính, chúng ta cúng cái tốt nhất. Chúng ta bỏ được khuynh hướng vì mình, muốn mang lại cho mình mọi thứ. Nếu chúng ta cúng với tâm như thế, với lòng sùng kính, tin tưởng và kính trọng, với sự chắc chắn rằng chúng ta sẽ bỏ đi các khuynh hướng sâu xa về bỏn xẻn, tham lam hay ái luyến, bấy giờ việc làm sẽ cụ thể và có hiệu lực, công đức được tích tụ, các khuynh hướng ấy được thanh tịnh hóa. Nếu không, sự lập bàn thờ và đổ đầy nước vào buổi sáng không có giá trị hơn một trò chơi trẻ con, chơi ăn uống.

Lama Gendun Rinpoche
Việt dịch: Tâm Quang
Nguồn: Thầy Và Đệ Tử

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung