Sự sám hối |

Sự sám hối

Tham khảo Thực hành

Sám hối là một cách khác để thực hiện việc tích tụ công đức và loại bỏ điều xấu đã tích tụ. Sám hối bày tỏ ra các khuynh hướng bất thiện của tâm. Hành động này quan trọng, vì chừng nào chúng ta còn chưa có ý thức được rằng mình như thế nào ở bình diện ấy, chúng ta không thể thay đổi. Nếu chúng ta tự nhìn một cách phiến diện, ta nghĩ rằng nói chung, mình cũng không tệ lắm, tất nhiên ta có những khuyết điểm nhỏ, nhưng không quan trọng lắm! Khi chúng ta bắt đầu tự đào sâu trong dòng tâm thức của mình, ta mới thấy mọi sự không tốt như mình tưởng.

Một cách phiến diện, coi vẻ tạm được, nhưng vừa đào sâu ta thấy ngay nhiều khía cạnh khác xấu. Ý thức được sự kiện này chỉ có nhờ Sám hối, chúng ta nhắc lại, là sự thổ lộ những dòng tâm thức khác nhau ra. Chúng ta nhận ra rằng các tật xấu của mình sẽ là nguyên nhân của những đau khổ sau này. Chúng ta cảm thấy có cái gì khẩn cấp phải phản ứng. Nếu không ý thức được điều này, chúng ta chỉ nhắm có ngắn hạn mà thôi.

Khi chúng ta ý thức được tầm vóc lớn của các khuynh hướng bất thiện của ta, ta hiểu được rằng chúng là nguồn gốc của những đau khổ sắp tới, gần hay xa, mà lúc đó sẽ rất khó chịu đựng được. Sự sáng suốt này sẽ khích lệ chúng ta và thúc đẩy ta hãy thay đổi và thanh tịnh hóa mình. Để làm việc ấy chúng ta sẽ nhờ đến phép tu Dorje Sempa, là biểu hiện của thanh tịnh hóa rốt ráo của tâm. Do chúng ta mở tâm ra, tin tưởng vào các đức tính của Dorje Sempa, sợ phải chịu đựng những hậu quả của những hành động bất thiện đã gây ra của mình, lòng sùng kính và cảm thấy khẩn cấp, chúng ta làm công việc thanh tịnh hóa này. Phật dạy rằng một lúc tức giận lớn có thể phá hủy bằng đại kiếp công đức. Ngược lại, một lúc sùng kính hoàn toàn, sâu xa và thành thực, có thể thanh tịnh hóa, phân tán, cũng hằng đại kiếp tội lỗi. Vậy, ta phải cố phát triển các lúc tin tưởng, sùng kính sâu xa và tất nhiên đừng để sự giận tràn vào ta. Công việc “sám hối” cải thiện, thay đổi được làm từ lúc này sang lúc khác. Một số dấu hiệu cho thấy ta tiến bộ trong sự thanh tịnh hóa ấy. Dần dần trong sự tu tập, lòng tin vào Tam Bảo, vào các đức tính của giác ngộ được phát triển, đó là một dấu hiệu tốt. Nếu chúng ta càng ngày càng chắc chắn về những gì đúng và những gì không đúng, nếu chúng ta càng ngày càng ý thức được rằng mình có vô số những khuyết điểm và phải làm việc rất nhiều với chính mình, đó là dấu hiệu tốt. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta bắt đầu phân biệt về chuyện quá khứ của chúng ta, nghĩ rằng điều này hay điều kia không xấu, nếu vô minh làm ta xem xét các khuyết điểm như những đức tính có thể có và không cho ta thấy sự độc hại thật sự của một số hành vi, thì chúng ta lầm.

Như vậy, chúng ta cũng làm một sự phân biệt đối với Tam Bảo khi cho rằng các Ngài không có một sự hiểu biết hoàn toàn. Thái độ đó cắt nhỏ dòng tâm thức của chúng ta, không cho ta thấy được hết sự độc hại của các hành động đã làm và là dấu hiệu của một sự thiếu tin tưởng, thiếu thành thực, thiếu sùng kính đối với Tam Bảo. Cần phải làm ngay chính điểm này, hãy cố hiểu: “tôi có lý không, khi xem là đúng những điều mà tất cả mọi người nghĩ là sai? Hay mình mới là người sai?”. Ta phải làm việc sao cho hoàn toàn tin tưởng vào sự không bao giờ sai lầm của Tam Bảo, để làm việc ấy với chính mình với một cách nhìn thành thật, hoàn toàn thực tế về hiện trạng của mình.

Tất cả những điều trên đây là lý do khiến cần có “các phép tu mở đầu”. Như tên gọi, các phép tu ấy có chức năng chuẩn bị chỗ làm việc, tức tâm. Cần ưu tiên phát triển niềm tin, lòng sùng kính, chí hướng giác ngộ, với phép quy y và các lễ lạy. Sau đó, cần làm công việc thanh tịnh hóa thân, khẩu, ý với phép tu Dorje Sempa. Các phép tu mở đầu tiếp tục với phép cúng dường Man-da-la, là thuốc chữa tâm muốn có và tham. Vậy nhờ các phép tu khác nhau ấy thân, khẩu, ý của chúng ta thoát khỏi các màng che chúng. Bấy giờ, chúng ta có thể tu đến phép tu Guru Yoga (dịch giả: yoga), phép tu đặc biệt này cho phép ta nhận thấy sự ban phước của Thầy. Đó là phương cách đặc thù để hiểu được bản chất giác ngộ của chính tâm ta. Nếu không có tất cả sự chuẩn bị ấy, ơn phước không thể được truyền đi.

Chúng ta bị nhốt trong sự tin tưởng ảo huyễn, trong cái nhìn bị che và biến dạng bởi nghiệp và các xúc cảm (dịch giả: tham, sân, si, kiêu, ghen), ở trình độ này, chúng ta không thể thấy được bản chất thật của Thầy, không thể chấp nhận và hiểu được rằng tâm Thầy và tâm ta cùng một bản chất duy nhất. Mỗi bên có vẻ có vị trí của mình. Một bên là Thầy, giác ngộ, rồi bên kia là ta với các ý của ta: “tôi nghĩ rằng như thế này, tôi nghĩ rằng như thế kia”. Do đó, chúng ta hoàn toàn bị cắt khỏi thực tế của người Thầy. Chúng ta cũng hoàn toàn không biết tự gắn kết mình vào Thầy một cách đúng và nhận được một sự ảnh hưởng tâm linh nào. Công việc mở đầu cho phép bỏ đi các chướng ngại ấy, giúp ta hiểu nhờ niềm tin, lòng sùng kính, và sự bỏ đi các màng che, rằng tâm Thầy, tâm ta và Dharmakaya, sự thực rốt ráo, là cùng một bản chất duy nhất. Với sự hành trì Guru Yoga, chúng ta sẽ có thể nhận được các sự ban phước của thân, khẩu, và ý, khiến các vết vi tế nhất sẽ được thanh tịnh hóa.

Lama Gendun Rinpoche
Việt dịch: Tâm Quang
Nguồn: Thầy và Đệ tử

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung