Một quan điểm đúng đắn về Tánh Không |

Một quan điểm đúng đắn về Tánh Không

Tánh không Thực hành

(9) Ngay cả nếu các con đã xây dựng nên tính viễn ly và xu hướng tâm giác ngộ (bodhicitta), 

Nhưng, nếu các con thiếu sự tỉnh thức biệt quán thực chứng về tính bản nhiên bất động của thực tại, 

Các con sẽ không thể cắt đứt gốc rễ của xu hướng luân hồi sinh tử của các con. 

Do vậy, hãy tiến hành nỗ lực trong những phương pháp đối với việc thực chứng tính duyên khởi.

Dịch kệ:

[9] Nhưng dù tâm buông xả và tâm bồ đề có đủ

Nếu thiếu đi trí tuệ chứng chân tướng thực tại

Vẫn không thể chặt đứt gốc rễ luân hồi.

Vậy phải bằng mọi cách giác ngộ lý duyên sinh..

Điểm chính của Tổ Sư Tông Khách Ba là để cho sự thông hiểu về ‘tính không’ sinh khởi như ý nghĩa của tính duyên khởi và thông hiểu ‘tính duyên khởi’ phát sinh như ý nghĩa của tính không.  Do vậy, chúng ta cần những nổ lực trong những phương pháp để thực chứng tính không như tính duyên khởi.  Làm thế nào?

(10) Bất cứ ai đã từng thấy rằng (luật) vận hành của nhân quả 

Đối với tất cả những hiện tượng của luân hồi và niết bàn là không bao giờ hư dối, 

Và những ai đã vở mộng dựa trên nhận định của quan niệm trong khuynh hướng của sự tồn tại cố hữu, 

Bất cứ là gì mà họ có thể đã từng,  

Đã đi vào con đường làm vui lòng những Đức Phật.

Dịch kệ:

[10] Người khởi bước vào con đường khiến chư Phật hoan hỉ

Là người thấy mọi sự, dù luân hồi hay niết bàn

Đều thuận theo nhân quả không sai

Và hoàn toàn rã tan mọi vọng chấp [có tự tánh].

Tất cả những hiện tượng của luân hồi và niết bàn hình thành qua nhân quả.  Điều này là không bao giờ lừa dối, không bao giờ sai chạy.  Khi chúng ta thông hiểu điều này và thêm nữa, đã có sự hổ trợ căn bản và nương tựa vào khuynh hướng của tồn tại cố hữu bị tan vở, thế thì chúng ta đã bước vào con đường làm vui lòng các Đức Thế Tôn.  Khi chúng ta thông hiểu tính không, chúng ta sẽ không còn có nhận thức hướng về sự tồn tại cố hữu.  Trong cách này, cơ sở cho những nhận thức sai lầm sinh khởi – điều nâng đở hổ trợ cho sự chấp trước về sự tồn tại cố hữu của chúng ta – sẽ tan rã hay biến mất.

(11) Những sự biểu hiện không lừa dối tương liên sinh khởi

Và tính không là lìa mọi nhận thức (của những cách không thể hiện hữu).

Do thế cho đến khi nào các con có hai sự thông hiểu này xuất hiện một cách riêng lẽ, 

Các con vẫn chưa nhận ra mục tiêu của những Đấng Chính Biến Tri.

Dịch kệ:

[11] Tướng hiện — là duyên sinh không thể khác,

Tánh không — vượt mọi khẳng định, không thể nghĩ bàn

Nếu chứng tướng hiện và chứng tánh không còn riêng lẻ tách lìa,

Thì vẫn chưa thấy được ý thật của Phật.

Khi chúng ta thông hiểu tính không, chúng ta thấy là không có gì ở điều mà chúng ta có thể đưa tay chỉ và nói rằng đây là đối tượng của điều này.  Tất cả mọi thứ là không thể tìm thấy trên sự phân tích căn bản.  Tuy thế, mặt khác, chúng ta thấy rằng những thứ ấy lại chỉ đơn thuần biểu hiện.   Để nghĩ rằng đây là hai thứ hoàn toàn riêng biệt không liên hệ bên trong – những sự vật hiện hữu không thể tìm thấy trên một phương diện và tuy vậy chỉ đơn thuần biểu hiện trên một phương diện khác – không là mục tiêu của Đấng Toàn Giác quan tâm về tính không và hai chân lý.

(12) Nhưng khi, không phải luân phiên, mà tất cả cùng một lúc, 

Chúng ta khẳng quyết tính duyên khởi không sai chạy từ nơi hiện tượng đơn thuần 

Toàn bộ những nguyên nhân của những phương thức tiếp nhận đối tượng (như tồn tại cố hữu) tan rã, 

Các con đã hoàn toàn sáng tỏ quan điểm đúng đắn.

Dịch kệ:

[12] Bao giờ tướng hiện và tánh không đồng loạt không xen kẻ,

Càng chứng duyên sinh càng rã tan vọng chấp,

Đó là lúc chánh kiến đã vẹn toàn.

Những gì chúng ta cần, là để thấy rằng do bởi những sự vật sinh khởi một cách tương tức tương nhập – vì sự biểu hiện lệ thuộc trên những nguyên nhân và hoàn cảnh  để xuất hiện – chúng thì trống rỗng trong sự tồn tại cố hữu; chúng không có sự tồn tại độc lập.  Sự kiện rằng chúng có thể sinh khởi một cách phụ thuộc trên nhân và duyên một cách đơn giản bởi vì chúng không có sự tồn tại một cách độc lập.  Do thế, sự thông hiểu và tin chắc càng mạnh mẽ rằng những sự vật sinh khởi một cách phụ thuộc (theo nhân duyên), rằng những sự vật tùy thuộc trên nguyên nhân và kết quả, sự thông hiểu và tin chắc của chúng ta càng mạnh hơn sẽ chính là những sự vật không có sự tồn tại độc lập và cố hữu; và ngược lại.  Để hiểu hai điều này một cách đồng thời trong sự liên kết như thế này nghĩa là chúng ta phải hoàn toàn phân tích đúng đắn về tính không.

(13) Xa hơn thế, khi chúng ta biết làm thế nào sự biểu hiện (từ tâm thức) khử trừ sự tồn tại cực đoan (thường kiến) 

Và tính không khử trừ sự không tồn tại cực đoan (đoạn kiến), 

Và làm thế nào tính không hiển hiện như nhân và quả, 

Các con sẽ chẳng bao giờ bị đánh mất bởi những quan điểm dính mắc vào những cực đoan.

Dịch kệ:

[13] Hơn nữa,

Vì hiện, nên không thường

Vì không, nên không đoạn

Nếu từ giữa tánh không mà thấy được nhân quả

Thì thoát được hai đầu cực đoan.

Thường thì, chúng ta thấy nó giải thích rằng thực tế sự biểu hiện khử trừ  cực đoan hoàn toàn không tổn tại– những sự vật không phải  không tồn tại một cách hoàn toàn, bởi vì chúng thật sự xuất hiện.  Và cũng thế, thực tế tính không khử trừ cực đoan tồn tại cố hữu – những sự vật không phải tồn tại một cách cố hữu, bởi vì chúng không có một sự tồn tại trong cách có thể như thế.

Tuy nhiên, ở đây, chúng ta có một cách thừa nhận đối kháng.  Thực tế sự biểu hiện (từ tâm thức) khử trừ cực đoan tồn tại cố hữu.  Điều này là bởi vì, để những sự vật biểu hiện, chúng phải là không có sự tồn tại cố hữu.  Chúng phải là những hiện tượng sinh khởi một cách lệ thuộc (duyên sinh).  Do thế, sự việc chúng thật biểu hiện khử trừ khả năng rằng chúng có thể tồn tại một cách cố hữu.

Hơn thế nữa, thực tế tính không khử trừ cực đoan hoàn toàn không tồn tại.  Thật sự rằng điều gì ấy không có sự tồn tại cố hữu có nghĩa rằng nó có thể biểu hiện bởi sự sinh khởi lệ thuộc (nhân duyên): nó không thể là hoàn toàn không tồn tại.  Do vậy, thực sự tính không khử trừ cực đoan hoàn toàn không tồn tại.

Đây là phong cách xác nhận đặc biệt của Tông Khách Ba và theo bình luận của Choney Rinpoche về Tán Dương Sự Sinh Khởi Tương Duyên của Tông Khách Ba.  Do thế, sự thông hiểu về những sự vật hiện hữu không có sự tồn tại cố hữu bởi vì chúng sinh khởi một cách lệ thuộc, và rằng chúng sinh khởi một cách lệ thuộc bởi vì chúng không có sự tồn tại cố hữu, ngăn ngừa chúng ta rơi vào hai cực đoan chấp trước vào chân lý, sự tồn tại cố hữu và tại sự hoàn toàn không tồn tại.

Đức Dalai Lama XIV

Trích: Ba phương diện chính của Con đường Giác Ngộ – Je TsongKhapa

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung