Hệ thống cấp bậc tự nhiên |

Hệ thống cấp bậc tự nhiên

Kim cương thừa Thực hành

Sống đời sống phù hợp với cấp bậc tự nhiên không phải là chuyện theo một lô những lề luật khô khan hay kiến trúc những ngày tháng của bạn với những mệnh lệnh vô hồn hay những quy tắc hạnh kiểm. Thế giới có trật tự, thần lực và sự giàu có, những cái ấy có thể dạy bạn sống cuộc đời bạn sao cho nghệ thuật, với lòng tốt cho những người khác và chăm lo cho chính bạn.

Những nguyên lý trời, đất, người được bàn ở chương vừa rồi là một cách để diễn tả hệ thống cấp bậc tự nhiên. Chúng là một cách để nhìn trật tự của vũ trụ: thế giới lớn hơn mà mọi người là thành phần tham dự. Trong chương này, tôi muốn trình bày một cách khác trật tự này, nó là một phần của trí huệ Shambhaia của quê hương Tây Tạng của tôi. Quan điểm này về thế giới cũng chia làm ba phần, gọi là iha, nyen và lu. Ba nguyên lý này không xung khắc với những nguyên lý trời, đất, người, nhưng bạn sẽ thấy, chúng có một viễn cảnh khác biệt nhỏ. Lha, nyen và lu đâm rễ sâu hơn vào những quy luật của đất, mặc dù chúng vẫn biết luật lệ của trời và nơi chốn của con người. Lha, nyen và lu diễn tả nghi lễ và sự chững chạc của đất, và chúng chỉ ra con người có thể dệt mình vào bức dệt của thực tại căn bản như thế nào. Thế nên sự áp dụng những nguyên lý lha, nyen và lu thực sự là một cách để cầu gọi thần lực của drala, hay phép lạ nguyên sơ.

Lha nghĩa đen là “thiêng liêng” hay “thần”, nhưng trong trường hợp này, là ám chỉ những điểm cao nhất trên đất hơn là một cõi trời. Cõi cửa lha là những đỉnh núi tuyết, nơi chỉ có tuyết và đá. Lha là điểm cao nhất, điểm nắm bắt ánh sáng của mặt trời lên trước tất cả. Nó là nơi chốn trên mặt đất tiến vào trời cao bên trên, vào những đám mây; thế nên lha là chỗ của đất gần gũi nhất với trời.

Về tâm lý học, lha tiêu biểu sự thức giấc đầu tiên. Nó là kinh nghiệm về sự tươi mới và tự do thoát khỏi ô nhiễm trong hiện trạng tâm thức của chúng ta. Lha là cái phản chiếu Mặt Trời Vĩ Đại Phương Đông lần đầu tiên trong hiện sinh của chúng ta và nó cũng là cảm thức về tánh thiện chiếu rọi, phóng xuất tràn ngập. Trong thân, lha là cái đầu, nhất là đôi mắt và cái trán, thế nên nó tiêu biểu sự nâng cao và phóng chiếu ra.

Nyen nghĩa đen là “bạn”. Nyen bắt đầu với những phần vai lớn của núi, gồm rừng và đồng bằng. Một đỉnh núi là lha, nhưng những thành phần vai núi hùng dũng của nó là nyen. Trong truyền thống võ sĩ đạo Nhật Bản, những vai cứng hồ của đồng phục chiến sĩ tiêu biểu nguyên lý nyen. Và trong truyền thống quân sự Tây phương, cầu vai áo nhấn mạnh hai vai giữ vai trò tương tự. Trong thân, nyen bao gồm không chỉ vai bạn mà còn phần thân trên, ngực và khung sườn của bạn. Về tâm lý học, nó là sự vững chắc, cảm thấy vững chắc đặt nền trong tánh thiện, đặt nền trong đất. Thế nên nyen nối kết với can đảm và dũng cảm của con người. Theo nghĩa đó, nó là một diễn dịch giác ngộ của tình bạn: can đảm và giúp đỡ những người khác.

Cuối cùng, lu nghĩa đen là “vật thể nước”. Nó là những lãnh vực của những biển cả, sông và hồ lớn, lãnh vực của nước là tính chất ướt. Lu có phẩm tính của viên ngọc lỏng, thế nên tính ướt ở nối kết với sự giàu có, phong phú. Về tâm lý học, kinh nghiệm về lu thì giống như nhảy vào một cái hồ bằng chất vàng. Lu cũng là sự tươi mới, nhưng nó không hoàn toàn giống như sự tươi mới của những núi tuyết của lha. Ở đây, tươi mới giống như ánh mặt trời phản chiếu trong một ao nước sâu, diễn bày phẩm tính như ngọc mà lỏng của nước. Trong thân bạn, lu là đùi và chân: mọi cái bên dưới phần thắt lưng.

Lha, nyen và lu cũng liên hệ đến các mùa. Mùa đông là lha; nó là mùa cao cả nhất. Trong mùa đông, bạn cảm thấy như ở trên lầu, trên những đám mây; trời lạnh và khô, bạn như bay trên bầu trời. Rồi có mùa xuân, nó từ trời và bắt đầu tiếp xúc với đất. Mùa xuân là sự chuyển dịch từ lha đến nyen. Rồi có mùa hè, nó là mức độ triển khai trọn vẹn của nyen, khi cây cối xanh tươi, nảy nở. Và mùa hè phát triển thành mùa thu, nó liên hệ đến lu, bởi vì sự kết trái xảy ra, sự khai triển cuối cùng. Quả và thu hoạch của mùa thu là kết quả của lu. Trong nhịp điệu của bốn mùa, lha, nyen và lu tương tác lẫn nhau trong tiến trình khai triển. Điều này áp dụng cho nhiều hoàn cảnh. Sự tương tác của lha, nyen và lu giống như tuyết chảy trên núi. Mặt trời làm ấm những đỉnh núi, và băng tuyết bắt đầu tan. Đó là lha. Rồi nước chảy xuống sườn núi để làm thành suối và sông, đó là nyen. Cuối cùng, những con sông tự về trong biển, đó là lu, kết quả.

Sự tương tác của lha, nyen và lu cũng được thấy trong những tương tác và cư xử của con người. Chẳng hạn, tiền bạc là nguyên lý lha; lập một tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng là nyen; và rút tiền ra khỏi ngân hàng để chi phí là lu. Hay một thí dụ khác đơn giản là uống nước. Bạn không thể uống nước từ một ly không, thế nên trước khi bạn rót nước vào ly, nó là vị trí của lha. Rồi bạn cầm ly trong tay bạn, nó là nyen. Và cuối cùng bạn uống, nó là vị trí của lu.

Lha, nyen và lu giữ một vai trò trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Mỗi vật bạn cư xử đều nối kết với một trong ba vị trí này. Chẳng hạn, về áo quần, mũ là vị trí của lha, đôi giày là vị trí của lu, và áo sơ mi, váy, quần là vị trí của nyen. Nếu bạn xáo trộn những nguyên lý này, tự khắc bạn sẽ hiểu có cái gì sai lầm.

Quan sát trật tự của lha, nyen, và lu khiến cho con người thành văn minh, và bởi thế chúng ta xem chúng như là nghi lễ tối hậu. Theo trật tự của lha, nyen và lu, đời bạn có thể hài hòa với thế giới hiện tượng. Một số người không biết gì đến chuẩn mực xã hội căn bản này. Họ nói “Thế thì sao nếu tôi bỏ giày lên đầu?” Nhưng ai cũng biết có cái gì không đúng lắm nếu làm thế, dù không có ai biết chính xác tại sao. Người ta có một bản năng thúc đẩy họ chọn đúng vị trí cho từng món y phục hay đồ dùng trong nhà. Những chuẩn mực ấy có ý nghĩa. Từ đó bạn phát triển nhịp điệu và trật tự trong kinh nghiệm cuộc đời cụ thể của bạn.

Không biết trật tự của lha, nyen và lu thì rất tác hại. Nếu thay vì mùa đông là mùa hè tiếp theo mùa thu, và thay vì mùa thu, mùa xuân tiến theo mùa hè, toàn thể trật tự của nguyên lý xã hội sẽ bị xâm phạm. Trong trường hợp đó, ngũ cốc không sinh trưởng, thú vật không sinh sản, và chúng ta bị hạn hán và lụt lội tàn phá. Khi trật tự của lha, nyen và lu bị xâm phạm trong xã hội, đó cũng giống như làm hư trật tự của mùa màng: nó làm xã hội yếu đi và gây rối loạn.

Đôi khi bạn thấy sự xâm phạm những nguyên lý lha, nyen và lu phản ánh trong những hành động của những nhà lãnh đạo chính trị: tổng thống Mỹ để chân lên bàn viết của văn phòng hình bầu dục, hay thủ tướng Khrushchev dập giày trên diễn đàn Liên Hiệp quốc. Tự thân những hành động đó không là vấn đề đích thực. Thể hiện quy luật của lha, nyen và lu thì còn hơn chỉ có những cách cư xử tốt. Điều thực sự là vấn đề ở đây là thái độ xâm phạm tính thiêng liêng của đời sống: nghĩ rằng cách nêu ý kiến mạnh mẽ là quậy tung thế giới lên mà không biết nó. Bạn đánh mất niềm tin vào thế giới đồng thời bạn trở nên một người không xứng đáng, một người nghĩ rằng thương lượng cửa sau con đường mình đi xuyên qua đời sống là con đường thành công. Có thể có một thành công tạm thời nào đó trong đường lối này, nhưng rốt cùng bạn đang tự ném mình vào công rãnh của thế giới.

Thế nên tôn trọng trật tự của lha, nyen và lu là rất quan trọng. Nó không có nghĩa chỉ đãi bôi với những nguyên lý đó bằng cách có một căn hộ trật tự với mọi thứ ở đúng chỗ. Bạn bắt đầu bằng cảm kích thế giới của bạn, bằng cách có một cái nhìn tươi mới vào vũ trụ của bạn, điều mà chúng ta đã nói nhiều lần. Rồi, từ đó, bạn cảm thấy sự hiện diện của lha, nyen và lu trong thân thể bạn, trong toàn bộ hiện sinh bạn. Bạn cảm thấy sự thức tỉnh và quan kiến của lha, sự vững chắc và dịu dàng của nyen, và những khả năng phong phú của sự đạp trên mặt đất, nguyên lý lu. Rồi từ sự khám phá chững chạc căn bản này, bạn bắt đầu hiểu thể nào sự nối kết những nguyên lý lha, nyen và lu lại với nhau bằng cách hiến mình cho những người khác, bằng cách phục vụ thế giới của bạn.

Nối kết lha, nyen và lu được minh họa trong hành động cúi chào, là một cách đón tiếp truyền thống trong nền văn hóa Đông phương. Đối với người chiến sĩ Shambhala, cúi đầu chào là một tượng trưng quy phục những người khác, phục vụ họ. Ở đây chúng ta không chỉ nói về cách cúi chào, mà về toàn bộ thái độ của chiến sĩ đối với cuộc đời y, nó là một sự phụng sự vô ngã. Khi bạn thực hiện một cúi chào, bạn bắt đầu làm thẳng đầu và vai bạn, tư thế của bạn. Trước hết bạn giữ cho bạn thẳng. Điều này nối kết bạn với lãnh vực của lha và với sự đề khởi ngựa khí. Đó như thể bạn có những đỉnh núi tuyết trên đầu, như thể bạn là núi Everest. Rồi từ lãnh vực núi tuyết tươi mới của lha, bạn bắt đầu cong người xuống bằng cách hạ thấp đầu. Bạn cho hai vai từ cái đầu bạn. Điều này khiến làm bạn với nyen: bạn biết sự rộng rãi bao la của hai vai bạn. Rồi cuối cùng, bạn hoàn thành sự cúi chào. Bạn quy phục lãnh vực của lu. Bạn hoàn toàn tùy thuận. Toàn bộ ba hệ thống lha, nyen và lu của bạn được cúng dường khi bạn cúi mình.

Cúi chào là cho những người khác tánh thiện căn bản và ngựa khí. Thế nên trong việc cúi chào bạn tùy thuận thần lực và phép lạ tiềm năng, và bạn làm điều đó với cảm giác đích thực và thích đáng. Nó là một tiến trình ba phần: giữ, cảm nhận và cho. Trước hết bạn phải giữ; nếu không thế bạn sẽ không biểu lộ được gì. Nếu bạn chỉ cúi chào một người nào chỉ bằng gập người xuống, đó là một sự cúi chào rất lơ là. Nó không có tấm lòng trong đó. Người nhận sự cúi chào đó sẽ nhìn bạn như một người không đáng tin cậy. Phép lạ của sự cúi chào, thần lực của sự cúi chào, thực sự khẳng định cả hai người. Khi bạn cúi chào một người bạn hay một người tốt, có uy tín, người cũng có thần lực đó, bây giờ bạn đang chia sẻ cùng nhau cái gì đó. Sự cúi chào đặt nền trên sự biết được phẩm cách của ai đó, cái lha, nyen và lu của người đó hiện diện trước mặt bạn. Và như một dấu hiệu tôn trọng, bạn không thẳng người lên trước khi người kia bắt đầu trở lại thế đứng thẳng.

Sự cúi chào tiêu biểu một sự trao đổi hỗ tương năng lực, cũng như một dấu hiệu thanh nhã, chân thành và tùy thuận. Nó vừa là một ví dụ vừa là một tương tự của sự nối liền lha, nyen và lu như thế nào. Căn bản, vấn đề then chốt của nó là phụng sự thế giới. Những dụng cụ giúp chúng ta hình thành thế giới chúng ta, cũng được nhìn như sự nối liền lha, nyen và lu, chúng cần được coi trọng đặc biệt. Cũng thế là những người giúp đỡ cho sự hình thành những cuộc đời của những người khác bằng cách phục vụ họ. Thế nên một thầy giáo được kính trọng nhiều, bởi vì ông đang nối kết lha, nyen và lu trong học sinh. Một cách lý tưởng những chính trị gia và công chức cũng có vai trò này. Vai trò của người chiến sĩ đều là nối kết lha, nyen và lu để giúp đỡ đồng bạn con người.

Sống phù hợp với hệ thống cấp bậc tự nhiên không phải là chuyện theo một lô những lề luật khô khan hay kiến trúc những ngày tháng của bạn với những mệnh lệnh vô hồn hay những quy tắc hạnh kiểm. Thế giới có trật tự, thần lực và sự giàu có, những cái ấy có thể dạy bạn sống cuộc đời bạn sao cho nghệ thuật, với lòng tốt cho những người khác và chăm lo cho chính bạn. Tuy nhiên, chỉ nghiên cứu những nguyên lý lha, nyen và lu thì chưa đủ. Sự khám phá hệ thống trật tự tự nhiên phải là một kinh nghiệm cá nhân – phép lạ là cái gì bạn phải kinh nghiệm cho chính bạn. Bấy giờ bạn sẽ không bao giờ tìm cách đặt mũ trên sàn nhà, hay quan trọng hơn, bạn sẽ không bao giờ tìm cách lừa gạt những hàng xóm và bạn bè của bạn. Bạn sẽ có cảm hứng để phụng sự thế giới của bạn, để tự dâng cho một cách trọn vẹn.

Đức Chogyam Trungpa Rinpoche

Nguồn: Xã hội giác ngộ Shambhala – Con đường thiêng liêng của người chiến sỹ

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung